Indonesia vẫn bị cấm vận kể cả khi từ bỏ Su-35?
DNVN - Lệnh cấm vận từ Mỹ đang là rào cản lớn cho việc Indonesia mua tiêm kích Su-35 của Nga.
Hàn Quốc phát triển công nghệ không người lái cho xe tăng K1 và pháo tự hành K9 / Ấn Độ đưa 2 nguyên mẫu trực thăng LCH tới biên giới với Trung Quốc
Indonesia đang ở giữa một lựa chọn khó khăn: nếu nước này từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ thì về lâu dài, họ có thể vẫn rơi vào thực tế phải đối mặt với lệnh cấm vận của phương Tây.
Như đã được chỉ ra trong ấn phẩm Fighter Jets World, sự phụ thuộc của đất nước này vào các công nghệ phương Tây đã cho thấy "trong tất cả những gì vinh quang của nó."
Vào những năm 1990, khi xung đột với Australia leo thang, Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm vận đối với Jakarta. Kết quả là không quân nước này thấy mình như "một trò đùa", phi cơ không thể lên trời do thiếu phụ tùng thay thế và bảo dưỡng cần thiết. Kết quả là Australia không cần bắn một phát nào vẫn giành được ưu thế trên không đáng kể so với nước láng giềng.
Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: TASS.
Chính lệnh cấm vận này đã khiến Indonesia đổi quan tâm sang các thiết bị do Nga sản xuất. Dần dần tiêm kích Su-27 và Su-30 mua từ Liên bang Nga đã trở thành cơ sở của lực lượng không quân nước này.
Kể từ đó không có gì thay đổi: Nga, không giống như phương Tây, "không cách nào có thể so sánh được trong việc áp đặt các lệnh cấm vận như vậy đối với khách hàng mua sản phẩm quốc phòng của mình."
Các nhà chức trách Indonesia nhận thức rõ điều này, vì vậy một cuộc đấu tranh gay gắt đang được tiến hành trong hàng ngũ của họ để lựa chọn nhà cung cấp.
Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Prabovo Subianto mới đây đã công bố ý định mua toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Áo (15 chiếc) thay vì mua Su-35. Tuy nhiên, các nhà lập pháp từ chối ủng hộ ý tưởng này, chỉ ra cam kết ban đầu là mua 11 chiếc Su-35.
Phong Vũ (Tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo