EU nhất trí đảm bảo an ninh cho Ukraine nhưng loại trừ khả năng gửi quân
F-16 giúp xóa bỏ ưu thế vượt trội về pháo binh và hàng không / Ukraine nhận lượng vũ khí cực lớn trong gói viện trợ thứ 57
Quốc kỳ của Ukraine và cờ của Liên minh châu Âu (EU) tại trụ sở của cơ quan này ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Sputnik
Truyền thông Đức dẫn các nguồn tin cho biết, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu đang thảo luận với phía Ukraine các điều khoản trong dự thảo thoả thuận an ninh. Văn kiện nhấn mạnh cam kết của Liên minh châu Âu đóng góp đáng kể vào an ninh và khả năng phục hồi trước mắt, cũng như lâu dài cho Ukraine.
Sự hỗ trợ này được cho là bao gồm viện trợ quân sự và dân sự, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thương mại và kinh tế dành cho quốc gia Đông Âu, phản ánh cách tiếp cận toàn diện của khối 27 nước thành viên trước những thách thức phức tạp mà Ukraine đang phải đối mặt.
Dự thảo cũng đề cập các phản ứng ngay lập tức có thể trong trường hợp xảy ra xung đột trong tương lai giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu loại trừ kịch bản triển khai quân đội đến nước này. Thay vào đó, khối sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, huấn luyện quân đội và hỗ trợ rà phá bom mìn và an ninh mạng. Văn kiện dự kiến được hoàn tất vào tháng 7 tới và có hiệu lực cho đến khi Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Phản ứng trước thông tin về dự thảo thoả thuận đảm bảo an ninh cho Ukraine, Chủ tịch Uỷ ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, ông Grigory Karasin bày tỏ sự hoài nghi về tác động thực tế của các đảm bảo an ninh của EU, cho rằng chúng ít có giá trị thực chất trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn. Nga trước đó cũng nhiều lần cảnh báo, các bước đi xa hơn của phương Tây sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh:
“Mỹ và các đồng minh NATO đang từng bước đi theo con đường leo thang cuộc xung đột tại Ukraine. Mục đích không phải là vì lợi ích của Ukraine, mà đây chỉ là một công cụ. Phương Tây đang cố tình gia tăng nguy cơ. Họ không nghĩ đến hậu quả. Họ liên tục thổi bùng ngọn lửa xung đột với mục đích duy nhất là gây ra thất bại chiến lược cho Nga.”
Tháng 7/2023, lãnh đạo các nước G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản đã ký một tuyên bố chung, trong đó mỗi bên cam kết cung cấp cho Ukraine “các cam kết và thỏa thuận an ninh song phương”. Đầu năm nay, Anh đã ký một thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine. Tiếp đến là Đức và Pháp. Mỹ cũng sắp hoàn tất dự thảo thỏa thuận như vậy với Ukraine. Tuy nhiên, việc phương Tây có thể đi bao xa trong việc hỗ trợ Ukraine luôn là vấn đề gây chia rẽ, đặc biệt giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc xung đột leo thang tại Ukraine, với những thiệt hại đối với chính nền kinh tế châu Âu và thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025