Quốc tế

F-16 Mỹ bất ngờ xuất hiện với 2 quả bom hạt nhân

Chiếc tiêm kích F-16CM Block 42 của Không quân Mỹ vừa gây bất ngờ khi xuất hiện với 2 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 treo dưới bụng.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 4/7 / Quân sự thế giới hôm nay (5/7): Tàu sân bay Kuznetsov của Nga trở lại hoạt động vào cuối năm 2024

Theo chuyên gia quân sự Mỹ đồng thời là nhiếp ảnh gia Joseph Albergo, hình ảnh được ghi lại khi chiếc F-16CM cất cánh từ Căn cứ Không quân Nellis ở Nevada với hai quả bom B61 dưới cánh trong chuyến bay huấn luyện.

Dựa trên hình dạng chung và vây đuôi cho thấy, những quả bom dường như là một biến thể cũ của B61 chứ không phải phiên bản nâng cấp B61-12.

>> Xem thêm:Il-22PP - Máy bay tác chiến điện tử 'hàng hiếm' của Nga

Joseph Albergo cho biết, hiện nay Mỹ đã hoàn thành tích hợp dòng bom chiến thuật này lên F-15E Strike Eagle và B-2 Spirit.

Công việc tương tự với F-35A dự kiến ​​sẽ hoàn thành trong năm 2023, trong khi gói tích hợp vẫn đang tiếp tục trên chiếc F-16C.

Tiêm kích F-16 Mỹ xuất hiện với 2 quả bom B61 dưới cánh.

Tiêm kích F-16 Mỹ xuất hiện với 2 quả bom B61 dưới cánh.

Vì vậy, chuyên gia Mỹ cho rằng việc tiêm kích F-16C mang theo hai quả B61 là hoạt động nhằm hoàn thiện gói trang bị mới cho chiến đấu cơ thế hệ 4 này.

>> Xem thêm:Tàu tên lửa Karakurt sẽ sớm trở thành khí tài chủ lực của Hải quân Nga?

Trước khi hình ảnh F-16C xuất hiện với B61 được công bố, tờ Politico dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, bom hạt nhân B61-12 đã được nâng cấp được triển khai sớm đến các căn cứ NATO ở châu Âu từ cuối năm 2022.

Việc Mỹ đẩy sớm thời hạn thay thế các quả bom hạt nhân tại châu Âu được cho là có thể gây gia tăng căng thẳng tại châu lục này. Đặc biệt, giới chức phương Tây tăng cường bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine và đã xuất hiện lời kêu gọi phương Tây cần làm nhiều hơn để ngăn Moscow vượt qua lằn ranh đó.

 

>> Xem thêm:Nga lộ điểm yếu phòng thủ, Ukraine "vỡ mộng" sau cuộc phản công

Tuy nhiên, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Patrick Ryder nói rằng việc hiện đại hóa chương trình B61 đã diễn ra trong nhiều năm và kế hoạch thay thế an toàn phiên bản cũ bằng phiên bản B61-12 được nâng cấp là một phần của chương trình.

"Việc đó không thể nào liên kết với những sự kiện thời sự tại Ukraine", ông Ryder nói.

Ông Tom Collina, giám đốc chính sách của tổ chức ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân Ploughshares Fund nhận xét rằng động thái đẩy nhanh triển khai bom hạt nhân của Mỹ được cho là nhằm gửi thông điệp trấn an các đồng minh NATO châu Âu hơn là nhắm đến Nga.

>> Xem thêm: Ukraine loay hoay tìm cách vượt bãi mìn và đối phó trực thăng sát thủ của Nga

 

"Những quả B61 cũ hơn đã ở đó và người Nga biết điều đó. Chúng khá hiệu quả. Những quả mới sẽ mới hơn nhưng không mấy khác biệt. Nhưng đó có thể là cách để đảm bảo với các đồng minh khi họ đang cảm thấy bị đe dọa", ông Collina nói.

Bom B61-12 được trang bị cánh lượn và hệ thống dẫn đường được tối ưu hóa giúp tăng độ chính xác của nó. Những phiên bản trước đây của bom B61 chỉ nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu nằm trên mặt đất của đối phương với khả năng công phá không quá 9 Megatone.

Điều này hoàn toàn khác biệt trên phiên bản B61-12 với hệ thống dẫn đường chính xác cao và khả năng xuyên phá để tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.

Sức công phá của phiên bản bom B61-12 vượt quá ngưỡng 10 Megatone (tăng khoảng 15% so phiên bản gốc) và được coi thế hệ bom hạt nhân cấp chiến thuật đầu tiên được thiết kế chuyên biệt tấn công chính xác các mục tiêu nằm trong lòng đất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm