Quốc tế

F-35 luyện đòn 'quái thú' ngay khi quay lại Trung Đông

Không quân Mỹ vừa tái triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35 đến Trung Đông để đối phó với những nguy cơ mới.

F-22 và F-35 rơi cùng khu vực cách nhau vài ngày / Tiêm kích tàng hình F-35 rơi, đòn đau cho Mỹ sau khi chiếc F-22 đo đất

Tuyên bố của Không quân Mỹ cho biết, phi đội F-35A từ căn cứ không quân Hill ở Utah đã triển khai đến căn cứ không quân Al-Dhafra ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hồi cuối tháng 5/2020.

Việc F-35 đến Al-Dhafra với phi đội gồm 6 chiếc lần này đánh dấu lần thứ 3 kể từ năm 2019, Mỹ đã triển khai dòng tiêm kích tàng hình này đến Trung Đông.

F-35 luyen don 'quai thu' ngay khi quay lai Trung Dong
Tiêm kích F-35 tại Al-Dhafra.

Theo Trang Air Force Times, những chiếc F-35 được điều động lần này sẽ thay thế nhiệm vụ chống khủng bố quốc tế tại Iraq, Syria của phi đội F-22 trước đó.

"Chúng tôi đang bổ sung hệ thống vũ khí hiện đại, giúp tăng cường sức mạnh của liên quân trong cuộc chiến chống khủng bố. Khả năng sống sót và hệ thống cảm biến hiện đại sẽ giúp duy trì an ninh, răn đe các đối thủ trong khu vực", tướng Joseph Guastella, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm thuộc không quân Mỹ (AFCENT), tuyên bố.

Ngoài ra, nhiệm vụ không kém phần quan trong là luyện tập đòn tấn công đường không để đề phòng những nguy cơ phát sinh đến từ Iran. Chính vì vậy, ngay khi được tái triển khai, những chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này đã có cuộc diễn tập ở chế độ "quái thú".

"Phi đội F-35A tại UAE đã sẵn sàng chiến đấu và chỉ mất vài phút để có thể tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào tại Iran nếu xảy ra xung đột", AFCENT ra tuyên bố cho biết.

Đây chính là những chiến đấu cơ được Mỹ dùng trong vụ tham chiến đầu tiên của F-35 khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các phần tử khủng bố ở vùng Đông Bắc Iraq hồi đầu tháng 4/2019.

 

Ngoài số F-35A sẵn sàng cất cánh, theo thông tin của tờ Kuwait Al-Jarida, tiêm kích F/A-18 cũng sẽ được Hải quân Mỹ dùng một khi Lầu Năm Góc phát động một cuộc tấn công vào cơ sở quân sự của Iran.

Nhưng nguồn tin này khẳng định, dù dùng phương tiện và vũ khí nào nhưng việc xâm nhập không phận Iran và khai hỏa chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với bất kỳ lực lượng không quân nào, kể cả Mỹ bởi Iran không phải là Iraq, Afghanistan hay Syria.

Hiện Tehran đang vận hành lưới lửa phòng thủ cực mạnh với nòng cốt là tổ hợp S-300PMU2 đủ sức đánh bại mọi cuộc tấn công đường không từ bên ngoài. Để làm được điều đó, S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm:

Đạn 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h.

Tính năng đặc biệt của phiên bản S-300PMU2 Nga bán cho Iran là chúng có thể đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

 

Nó có khả năng kiểm soát tới 12 xe phóng cùng lúc, ngoài ra còn có khả năng điều khiển hoạt động cho các hệ thống cũ hơn như S-300PMU1, S-200, S-75 và S-125.

Với số vũ khí như vậy, việc xâm nhập không phận Iran không kích thực sự là một thách thức với bất kỳ máy bay nào dù đó là F-35.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm