Quốc tế

Su-57 được trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?

Nga đang phát triển loại bom lượn “thần sấm” dựa trên phiên bản tên lửa Kh-38 được trang bị cho Su-57, loại bom này cho phép Su-57 tấn công mục tiêu từ ngoài khu vực phòng thủ của đối phương.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ra sao trước các ‘đòn hiểm’ của Nga và các nước khác ở Libya? / Nga tuyên bố sẵn sàng lập vùng cấm bay, cảnh báo bắn hạ phi cơ trinh sát Mỹ

Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quân sự Nga, Quân đội Nga đã đưa ra một quyết định lớn là trang bị bom lượn độ chính xác cao 9-A-7759 Thunder (thần sấm) cho máy bay chiến đấu thế hệ 5 máy bay tấn công không người lái do Nga chế tạo. Loại bom này có thể tấn công trúng mục tiêu từ cự ly ngoài 100 km và độ chính xác cực kỳ cao, được gọi là "xạ thủ bắn tỉa".
Su-57 trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?
Bom lượn có độ chính xác cao 9-A-7759 Thunder. Nguồn: Sina.

Bom lượn là loại bom dẫn đường hàng không có đặc điểm khí động học đặc biệt. Khái niệm này lần đầu tiên được một nhà khoa học Đức đề xuất từ Thế chiến I, nhưng phải đến Thế chiến II người Đức mới phát triển thành công, phiên bản đầu tiên là bom lượn chống tàu Fritz X được trang bị cho máy bay ném bom. Do đường bay dài hơn và độ chính xác cao hơn so với bom hàng không nói chung, máy bay sử dụng bom lượn có thể hoạt động ở khu vực cách xa mục tiêu và an toàn hơn. Đặc điểm này làm cho bom lượn ngày nay được nhiều quốc gia ưa thích chế tạo và phát triển.

Hầu hết các loại bom lượn dẫn đường hiện nay đều được cải tiến từ các loại bom hàng không thông thường, đa số chúng thông qua việc tranh bị cánh lượn ở phần đầu của bom để tiến hành tấn công mục tiêu từ cự ly ngoài khu vực phòng thủ. Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) do Công ty Boeing của Mỹ phát triển là đại diện của loại vũ khí này.

JDAM thuộc thế hệ bom dẫn đường thứ tư. JDAM thực chất là bom thông thường GBU-31/32, GBU-35, GBU-38 có gắn bộ phận lượn dẫn đường. Trong đó, thành phần điều khiển có nhiều cánh khí động học khác nhau, và điều tiết các hướng bay khác nhau theo chỉ lệnh của thành phần dẫn đường. Chế độ dẫn đường GPS / INS (Hệ thống định vị toàn cầu/ quán tính) không dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và có thể sử dụng bình thường cả ban ngày và ban đêm, thậm chí là trong điều kiện mưa bão, tuyết rơi.

Su-57 trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?
Bom tấn công trực diện phối hợp GBU-31 JDAM của Mỹ. Nguồn: Sina.

JDAM có thể được sử dụng cho cả máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A và máy bay chiến đấu tàng hình F-22, cũng như cho máy bay ném bom thông thường, máy bay tấn công và máy bay chiến đấu. Phạm vi tấn công tối đa của bom JDAM là khoảng 28 km.

Tuy nhiên, với sự phát triển của vũ khí phòng không, tầm bắn của bom lượn trước đây đã ngày càng trở nên không đủ, vì vậy tất cả các quốc gia bắt đầu tìm cách tăng tầm bắn để thích ứng với nhu cầu chiến trường trong tương lai. Tháng 2/2020, Boeing đã “trình làng” loại bom JDAM tăng cường (JDAM Powered). Theo tuyên bố, JDAM Powered có đầu đạn nặng khoảng 227 kg, được trang bị mô-đun cánh và động cơ đẩy, kích thước bên ngoài của nó tương đương với một quả bom hàng không loại 900 kg.

 

Tính năng quan trọng nhất của JDAM Powered là nó được trang bị động cơ và tầm bắn của nó gấp 20 lần so với loại bom lượn không động lực. Được biết, sau khi quá trình phát triển hoàn thành, bom này có thể được sử dụng như một phương án thay thế cho tên lửa hành trình chi phí thấp.

Su-57 trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?
Bom lượn LS-6 của Trung Quốc. Nguồn: Sina.

So với các loại bom lượn của Mỹ và nhiều nước khác, Thunder của Nga có thể được coi như một cách tiếp cận khác. Tiền thân của nó là loạt tên lửa không đối đất Kh-38 của Nga. Tên lửa này được trang bị cho Không quân Nga vào cuối tháng 12/2012 mục đích là để thay thế tên lửa không đối không Kh-25 (AS-10 / AS-12).

Trong đó, tên lửa Kh-38M/ME được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-57, nhưng nó cũng phù hợp với một số máy bay chiến đấu khác của Nga. Tên lửa Kh-38M/ME dài 4,2 m, đường kính 0,31 m. Tên lửa sử dụng động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn, tốc độ bay trung bình 2,2 Mach, và tầm bắn từ 3-40 km, tên lửa được trang bị 4 loại hệ thống dẫn đường.

Thunder được sửa đổi trực tiếp từ loạt tên lửa Kh-38 và xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Moscow năm 2015. Vào thời điểm đó, nó có 2 nguyên mẫu là 9-A-7759 và 9-A1-7759, cả 2 đều được trang bị cánh lượn có thể thu gọn và sử dụng bộ dẫn đường hỗn hợp vệ tinh/ quán tính. Sự khác biệt là 9-A-7759 được trang bị động cơ tên lửa rắn với tốc độ bay tối đa 300 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 120 km.

Su-57 trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?
Siêu tên lửa "cánh cụp, cánh xoè" Kh-38 của Nga. Nguồn: Sina.

Trong khi đó, 9-A1-7759 đã hủy bỏ động cơ và sử dụng cánh lượn không động lực, đầu đạn có tổng trọng lượng 480 kg và tầm bắn 65 km. Theo các tài liệu của Nga, ngoài hai loại trên, Thunder còn có một nguyên mẫu thứ 3 được gọi là 9-A2-7759, đây là phiên bản cải tiến của 9-A1-7759.

 

Với việc sửa đổi Kh-38, Nga đã thành công trong việc thay đổi tên lửa với tốc độ nhanh nhưng tầm ngắn, uy lực nhỏ và chi phí cao thành bom lượn tầm xa, uy lực lớn và giá thành tương đối thấp. Trên thực tế, không phải phía Nga không làm chủ được công nghệ chế tạo bom lượn truyền thống, công ty bazan Nga đã phát triển một quả bom chùm lượn “máy khoan” 500U, dài 3,1 m, đường kính 0,45 m.

Bên trong quả bom này có 15 quả bom nhỏ, bom 500U được trang bị cánh lượn và thiết bị dẫn đường quán tính, cũng có thể sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga. Khi máy bay chiến đấu cách mặt đất 14 km, bom lượn 500U có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 30 km.

Su-57 trang bị bom lượn thế hệ mới ‘ăn đứt’ F-35 với JDAM của Mỹ?
Bom chùm RBK-500 SPBE-D Nga. Nguồn: Sina.

Nga phát triển bom lượn dựa trên tên lửa là do xem xét đến khả năng tương thích với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hiện tại, F22, F35 của Mỹ và các máy bay thế hệ thứ 5 khác có thể chứa JDAM bên trong trong khoang bom. Điều này cho phép máy bay có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất từ ngoài khu vực phòng thủ, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình. Su-57 của Nga cũng cần một loại bom lượn phù hợp và tên lửa Kh-38M / ME là lựa chọn hàng đầu.

Ngoài ra, từ quan điểm kinh tế, mặc dù Nga đã phát triển tên lửa tàng hình Kh-59Mk2 với tầm bắn tối đa 290 km cho Su-57, sức công phá của đầu đạn có thể sánh ngang với Thunder 9-A-7759 và 9-A1-7759, nhưng giá thành của nó lại quá cao. Do vậy, khi đối mặt với một số mục tiêu vốn đã mạnh nhưng có khả năng phòng không yếu, thì Thunder có lợi thế rõ ràng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm