Quốc tế

F/A-18E/F gặp vấn đề khi giúp sức F-35C đang yếu

Sau khi quyết nịnh nâng cấp F/A-18 lên chuẩn Super Hornet SLM để hỗ trợ F-35C yếu đuối, Hải quân Mỹ mới phát hiện ra vấn đề mới chưa thể khắc phục.

Nga tiết lộ công nghệ tàng hình và thời điểm sản xuất loạt tiêm kích Su-57 / Máy bay quân sự cổ 1 tầng cánh Morane-Saulnier N – tiêm kích cơ đầu tiên của Pháp

Theo Hải quân Mỹ điểm yếu này xuất phát từ lỗ hổng thiết kế và nó chỉ được phát hiện sau khi đã thực hiện một số chuyến bay thử nghiệm với phiên bản F/A-18E/F Super Hornet SLM.

Tồn tại lớn nhất trên F/A-18E/F mới là tầm hoạt động hạn chế. Để khắc phục, Hải quân Mỹ cùng nhà thầu Boeing đã đi đến thống nhất phát triển bình nhiên liệu phụ gắn cố định dưới bụng máy bay.

F/A-18E/F gap van de khi giup suc F-35C dang yeu
Tiêm kích hạm F/A-18 mang theo bình dầu phụ.

Để lắp thêm bình dầu phụ, Hải quân Mỹ đã kí một hợp đồng trị giá 219 triệu USD với Boeing. Công việc này có kế hoạch hoàn thành vào năm 2022. Trước đây, tiêm kích F-15 hay F-16 của Mỹ đều đã sử dụng biện pháp này để tăng tầm hoạt động.

Tuy nhiên, F-15 và F-16 đều hoạt động trên đường băng cố định trên đất liền, trọng khi F/A-18E/F lại hoạt động trên tàu sân bay là chính. Vì vậy, Hải quân Mỹ đang gặp vấn đề với chính cách tăng tầm cho dòng tiêm kích hạm này.

"Khi đeo thêm bình dầu phụ (hơn 1 tấn) ở móc treo dưới bụng, tiêm kích hạm chúng tôi sẽ được tăng tầm rất nhiều nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến khả năng cơ động của máy bay.

Ngoài ra, do tải trọng của máy bay không đổi nên khi mang thêm lượng lớn nhiên liệu dưới bụng, trọng lượng vũ khí cũng giảm đi với tỉ lệ tương ứng. Vấn đề hiện nay của F/A-18E/F mới khi mang bình dầu phụ không mang đủ vũ khí để tấn công và giảm khả năng cơ động.

Vì vậy khả năng tồn tại trên chiến trường khi hoạt động gần phòng không đối phương cũng bị ảnh hưởng lớn", Aviation Week dẫn lời một phi công Mỹ cho biết.

 

Theo Aviation Week, vấn đề tưởng như rất đơn giản này nhưng hiện nay Hải quân Mỹ vẫn chưa thể có cách khắc phục. Và điều này đang tác động tiêu cực đến khả nặng chiến đấu trên không của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ vừa đưa vào biên chế phi đội tiêm kích trên hạm F/A-18F Super Hornet đầu tiên trong số 300 chiếc sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Super Hornet SLM, còn gọi là Block 3.

Chương trình nâng cấp phi đội Super Hornet của Hải quân Mỹ là một phần trong hợp đồng ký kết với Boeing. Hợp đồng bao gồm, kiểm tra máy bay và xác minh đặc tính vật lý của vật liệu chế tạo, sửa đổi có bảo hành và sửa chữa không bảo hành, cập nhật phần mềm và linh kiện điện tử để nâng cao hiệu suất chiến đấu và tuổi thọ cho máy bay.

Gói nâng cấp SLM dựa trên phiên bản Advanced Hornet mà Boeing đã giới thiệu trước đây nhưng chưa tìm được khách hàng phù hợp. Cụ thể, Super Hornet SLM sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-79.

Buồng lái "nhà kính" với các màn hình hiển thị LCD khổ rộng thế hệ mới. Cập nhật phần mềm. Bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại (IRST), thùng nhiên liệu đa giác gắn trên gốc cánh.

 

Nâng cấp và trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp (IDECM). Trang bị động cơ General Electric F-414-400 có công suất mạnh. Về cơ bản Super Hornet SLM không khác so với Advanced Hornet. Nó là sự cụ thể hóa các tính năng mới trên khung máy bay sẵn có.

Gói nâng Super Hornet SLM giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu của Super Hornet lên một tầm cao mới. Máy bay được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ chiến đấu không đối không, đối hải và tấn công mặt đất.

Giới quân sự Mỹ từng hy vọng Super Hornet SLM sẽ giúp lực lượng này duy trì sức mạnh thống trị đại dương trong khi F-35C vẫn chưa thể hoạt động với sức mạnh tối đa như thiết kế do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm