Quốc tế

Giá rẻ, tính năng cao nhưng vì sao tiêm kích Kfir Israel không thể cạnh tranh với F-16?

DNVN - Kfir của Israel cùng F-16 do Mỹ sản xuất là hai dòng tiêm kích nhẹ được cho là thống trị phân khúc chiến đấu cơ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, lợi thế lại đang thuộc về chiếc F-16 nhiều hơn, nguyên nhân chính do đâu?

Syria đã phá hủy tất cả các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học / Tiêm kích F-22 Mỹ vừa đưa tới Qatar xịn hơn F-35 ở điểm nào?

Hiện nay, thị trường máy bay tiêm kích hạng nhẹ đã qua sử dụng trên thế giới đang rất sôi động với nhiều ứng viên tham gia cuộc đua.

Phân khúc khách hàng chủ yếu được xác định là các quốc gia nghèo tiềm lực tài chính có hạn. Việc tiến thẳng lên đặt mua những loại chiến đấu cơ thế hệ 4,5 như Eurofighter Typhoon hay JAS 39 Gripen sản xuất mới tỏ ra hơi quá tầm.

Bởi vậy phương án mua lại tiêm kích đã qua sử dụng có vẻ như là giải pháp khả thi nhất đối với nhiều quốc gia vào thời điểm này. Hiện tại, hai ứng viên nổi trội trong cuộc đua trên chính là “Sư tử non” Kfir Block 60 của Israel cùng với F-16 Block 52 của Mỹ.

Tuy nhiên có vẻ như F-16 đang chiếm giữ ưu thế không nhỏ và đã giành được nhiều hợp đồng lớn, trong khi Kfir mới chỉ có vài đơn hàng lẻ, nguyên nhân là do đâu?

Tiêm kích Kfir TC.10 - Phiên bản nâng cấp của những chú “Sư tử non”. Ảnh: Wikipedia.

Tiêm kích Kfir TC.10 - Phiên bản nâng cấp của những chú “Sư tử non”. Ảnh: Wikipedia.

Mặc dù chiếc Kfir Block 60 được đánh giá có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, ví dụ như được trang bị radar mảng pha quét chủ động, giá thành rất rẻ... Tuy nhiên, đáng tiếc là so với F-16 thì nó còn tồn tại một số nhược điểm sau đây.

Trước hết, tiêm kích F-16 có tuổi thọ khung thân rất cao. Theo nhà chế tạo Lockheed Martin thì con số này ước đạt khoảng 12.000 giờ (tối đa lên tới 16.000 giờ nhưng phải can thiệt sâu vào kết cấu). Điều này có nghĩa là số F-16 Mỹ đang bảo quản trong sa mạc sẽ bay tiếp ít nhất được 6.000 giờ nữa, con số này quả thật rất ấn tượng.

Còn đối với Kfir, nền khoa học công nghệ của Israel vào thời điểm đó chưa tiên tiến như hiện tại, đặc biệt là ngành chế tạo vật liệu. Tuổi thọ khung thân của tiêm kích Kfir sản xuất mới chỉ khoảng 1.500 giờ bay, chúng lại bị loại biên từ khá lâu, nếu tái xuất thì khó mà dùng được quá 1.000 giờ.

Động cơ của Kfir là loại J79 cũng đã lạc hậu, hiệu suất thấp cũng như kém tin cậy hơn hẳn loại General Electric F110-GE-129 lắp trên F-16.

 

Cuối cùng, những chiếc F-16 ở biến thể Block 30/40 thậm chí chẳng cần nâng cấp lên Block 52 hay Viper cũng vẫn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng. Trong khi đó, Kfir mà không hiện đại hóa lên Block 60 hay chí ít là TC.10 thì tính năng chẳng có gì nổi trội.

Do vậy dễ hiểu vì sao sau nhiều lời quảng cáo rất ấn tượng, tình trạng chung của tiêm kích Kfir đã qua sử dụng vẫn ế ẩm hơn nhiều nếu đặt cạnh F-16 secondhand. Israel sẽ phải đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi như chuyển giao công nghệ thì mới có hy vọng gia tăng doanh số của dòng tiêm kích giá rẻ này.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm