Quốc tế

Trung Quốc ào ạt 'bắn thanh lý' tên lửa S-300 phiên bản lạc hậu

DNVN - Trong cuộc tập trận phòng không lớn của Quân đội Trung Quốc, các tổ hợp tên lửa S-300PMU đã bắn liên tục như muốn nhanh chóng thanh lý hết cơ số đạn dự trữ.

Ứng viên sáng giá mới cho vị trí pháo tự hành tương lai của Lục quân Việt Nam? / K21-105 Hàn Quốc có thể thay thế xe tăng hạng nhẹ PT-76 trong Quân đội Việt Nam?

Theo số liệu được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI công bố, trong năm 1992, Trung Quốc và Nga đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU.

Quá trình giao hàng bắt đầu tiến hành từ năm 1993, số lượng bao gồm 2 tiểu đoàn với 32 xe mang phóng tự hành cùng khoảng 256 - 384 quả đạn đánh chặn 5V55U, trị giá của hợp đồng ước tính 220 triệu USD.

Cần lưu ý rằng phiên bản S-300PMU này được NATO định danh là SA-10C, tính năng của nó kém xa S-300PMU-1 (SA-20A) trong các đợt mua sắm tiếp theo.

Xe mang phóng tự hành 5P85TE của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU Trung Quốc. Ảnh: CCTV 7.

Xe mang phóng tự hành 5P85TE của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU Trung Quốc. Ảnh: CCTV 7.

Đạn tên lửa 5V55U của S-300PMUcó tầm bắn 150 km, vận tốc tối đa 2.000 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 27 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg sử dụng phương thức dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.

Hệ thống S-300PMU có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.300 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 90 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 35 km.Thời gian giãn cách giữa hai loạt phóng chỉ 3 - 5 giây, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu/di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.

So sánh với đạn 48N6E của S-300PMU-1, mặc dù tầm bắn và vận tốc tối đa tương đương nhưng cơ chế dẫn đường của 48N6E lại là TVM -Track via missile (dẫn đường thông qua tên lửa).

Lệnh hiệu chỉnh đường bay được truyền đến tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu trung gian với sự tham gia của các trạm điều khiển từ mặt đất.

 

Tên lửa sẽ đo góc lệch của cánh sóng đài radar hỏa lực dội ra từ mục tiêu so với trục của đạn để điều chỉnh quỹ đạo cho đến khi đánh trúng, cách thức này được cho là vô hiệu hóa mọi biện pháp gây nhiễu.

Nhờ tên lửa 48N6E, S-300PMU-1 tiêu diệt được mục tiêu hàng không bay với vận tốc 2.800 m/s ở cự ly tối đa 150 km (máy bay) hoặc 40 km (tên lửa đạn đạo tầm ngắn), độ cao đánh chặn 0,01 - 27 km. Các thông số còn lại tương đương S-300PMU.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Sino Defence.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Sino Defence.

Nhận thấy những nhược điểm của S-300PMU, sang đến năm 1994, Trung Quốc quyết định đặt hàng tiếp 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 32 xe mang phóng tự hành cùng 196 đạn đánh chặn 48N6E, chúng được triển khai bảo vệ không phận phía Tây Bắc.

 

Sang đến đầu những năm 2000, họ nhận tiếp tổ hợp S-300PMU-2 để biên chế cho những đơn vị phòng không chủ lực đóng tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... Tên lửa phòng không Nga đã giúp Quân đội Trung Quốc (PLA) nâng cao đáng kể năng lực tác chiến.

Dựa trên công nghệ thu thập từ S-300 và cả Patriot của Mỹ, Trung Quốc đã ứng dụng để chế tạo thành công tổ hợp phòng không nội địa HQ-9 có tính năng vượt trội S-300PMU đời đầu.

Những tổ hợp SA-10C hiện tại đang tỏ ra dư thừa đối với quân đội nước này, vì vậy PLA rất tích cực mang tên lửa 5V55U ra sử dụng trong các đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn.

Dự kiến trong tương lai không xa, toàn bộ các tổ hợp S-300PMU sẽ bị thay thế bằng HQ-9B hay thậm chí là S-400. Việc phải loại bỏ sớm một lượng lớn S-300PMU có thể xem là trái đắng dành cho quân đội nước này khi không dự báo chính xác tình hình phát triển của vũ khí.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm