Gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân – thách thức không hề nhỏ mà nhân loại phải đối mặt
'Mỹ lộ yếu kém khi mua vũ khí đồng minh' / Quyết định của Hải quân Mỹ khi F-35C yếu đuối
Những điềm báo xấu
31 quốc gia, từ Brazil đến Thụy Điển, đã từng bị vũ khí hạt nhân cám dỗ lúc này hay lúc khác, 17 nước đã khởi động chương trình vũ khí chính thức, trong đó, chỉ 10 nước đã tạo được quả bom có thể sử dụng được. Hiện nay, 9 quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, cuộc đấu tranh lâu dài để ngăn chặn sự phát tán loại vũ khí khủng khiếp nhất này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong 20 năm qua, hầu hết các quốc gia có tham vọng hạt nhân đều là những nước có không nhiều ảnh hưởng địa chính trị như Libya và Syria.
Trong thập kỷ tới, đối tượng có thể sẽ bao gồm những đối thủ có tham vọng nặng ký về kinh tế và ngoại giao, khó bị kiềm chế hơn. Sự thống trị khu vực đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc và kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên ám ảnh Hàn Quốc và Nhật Bản - hai trong số các cường quốc lớn nhất châu Á. Sự khó hiểu của Iran và chương trình hạt nhân của nước này đã lấn át các quốc gia như Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự gia tăng ở đây không hẳn là một phản ứng dây chuyền, nhưng nó dễ lây lan. Một khi các biện pháp kiềm chế bắt đầu yếu đi, chúng có thể bị thất bại nhanh chóng.
Cơ chế kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga, vốn đã cắt giảm 38.000 đầu đạn - giảm 79% - trong giai đoạn 1991-2010, đã yếu dần. Ngày 26/1, Tổng thống Mỹ Biden và người đồng cấp Nga Putin đã đồng ý gia hạn hiệp ước cuối cùng còn lại - New START them 5 năm. Việc đó được hoan nghênh, nhưng triển vọng tiếp theo rất mờ mịt. Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan đều đang mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của họ.
Có một tiến triển mờ nhạt trong việc giải trừ vũ khí toàn cầu, mục tiêu cuối cùng của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Non-Proliferation Treaty - NPT) là Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapons - TPNW) đã được 86 quốc gia ký kết và 52 nước phê chuẩn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/1, khiến những nước không sở hữu vũ khí hạt nhân thất vọng, vì nhiều quốc gia phi hạt nhân cũng đã cự tuyệt trở thành thành viên Hiệp ước.
Nếu vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và các mối đe dọa an ninh ngày càng tồi tệ, một số quốc gia sẽ bị kích thích để theo đuổi một quả bom của riêng mình. Trong nhiều thập kỷ trước, Mỹ giữ nguyên tham vọng hạt nhân, đe dọa rút lại các đảm bảo an ninh đối với những đồng minh muốn “phá luật” như Đài Loan (Trung Quốc) và sử dụng các biện pháp trừng phạt và vũ lực quân sự để ngăn chặn, chẳng hạn như đối với Iraq. Tuy nhiên, quyền năng của Mỹ hiện nay yếu hơn. Nhiệm kỳ khó khăn của Trump đã gieo rắc nghi ngờ về hành động của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh và thực thi các quy chuẩn. Họ sẽ còn ngần ngại, cho dù ông Biden tìm cách khôi phục một chính sách đối ngoại chính thống.
Chiếc ô hạt nhân Mỹ che chở các đồng minh châu Á
Chiếc ô hạt nhân Mỹ giống như một cam kết, nếu Triều Tiên hoặc Trung Quốc tấn công Seoul hoặc Tokyo, Mỹ sẽ trả đũa Bình Nhưỡng hoặc Bắc Kinh. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ có thể đưa ra lời đe dọa đó với niềm tin rằng các thành phố của Mỹ nằm ngoài tầm tên lửa Triều Tiên nhưng bây giờ thì không. Một cuộc tấn công của Mỹ vào Bình Nhưỡng sẽ khiến San Francisco có thể gặp nguy hiểm. Điều đó có thể khiến Tổng thống Biden miễn cưỡng hành động - một tính toán có thể thúc đẩy nhà lãnh đạo Kim Jong Un tấn công Seoul. Không có gì ngạc nhiên khi đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng, hầu hết người dân Hàn Quốc nói muốn nhìn thấy sự trở lại của vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ (rút khỏi đất của họ vào năm 1991), hoặc không thì một quả bom bản địa của Hàn Quốc.
Ở các nền dân chủ như Hàn Quốc, Nhật Bản, tham vọng hạt nhân được nung nấu bởi thực tế chính trị, còn ở Trung Đông thì khác. Thỏa thuận hạt nhân cắt giảm chương trình hạt nhân của Iran đang sụp đổ. Ngay cả khi ông Biden hồi sinh nó, nhiều điều khoản của nó sẽ hết hạn sau một thập kỷ. Nếu Iran dự tính hạt nhân hóa vào bất kỳ thời điểm nào, thì Saudi Arabia cũng sẽ không muốn tụt lại phía sau. Muhammad bin Salman - Thái tử Saudi Arabia - bị rất ít sự kiểm soát trong nước về thẩm quyền và các kế hoạch công nghệ hạt nhân đầy tham vọng; Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể làm theo.
Hành động thực tế
Nếu trật tự hạt nhân bắt đầu được sắp xếp lại, nó sẽ gần như không thể dừng lại, do đó việc ngăn chặn nó có tầm quan trọng hiện nay. Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Nga cùng tham gia việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Cũng như Mỹ, Nga không muốn có một Iran vũ trang hạt nhân. Viễn cảnh về một Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Trung Quốc. Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 cho thấy, vì nhiều lý do, các đối thủ có thể tập hợp để đáp trả lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga vẫn sở hữu 90% đầu đạn hạt nhân của thế giới, vì vậy bất kỳ nỗ lực nào cũng bắt đầu từ họ. New START sẽ được mở rộng, nên bắt đầu nghiên cứu một hiệp ước kế tiếp bao gồm các vũ khí khác, chẳng hạn như vũ khí lượn siêu thanh và đầu đạn công suất thấp hơn mà Nga có rất nhiều; những ý tưởng cấp tiến hơn cũng cần được thảo luận, xem xét. Mỹ vận hành bộ ba lực lượng hạt nhân - silo trên bộ, tàu ngầm trên biển và máy bay ném bom trên không. Việc loại bỏ các tên lửa bố trí trên mặt đất sẽ chứng tỏ tiến bộ thực sự trong giải trừ quân bị mà không làm xói mòn khả năng răn đe.
Việc kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga có thể thuyết phục Trung Quốc rằng kho vũ khí hiện có của họ có thể tồn tại sau một cuộc tấn công, giúp tránh sự gia tăng bất ổn trong lực lượng của họ. Đến lượt mình, sự kiềm chế của Trung Quốc sẽ trấn an Ấn Độ và Pakistan. Vai trò quan trọng nhất của Mỹ trong việc xoa dịu thần kinh đối với Triều Tiên và Iran vẫn giữ nguyên giá trị là một đồng minh và ở khía cạnh này, Tổng thống Biden đã hứa sẽ điều chỉnh các mối quan hệ.
Ngay cả khi một nhiệm kỳ Tổng thống không đủ để khôi phục niềm tin hoàn toàn, ông Biden nên bắt đầu bằng cách tái khẳng định và củng cố chiếc ô hạt nhân của Mỹ đối với Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều đó bao gồm vai trò trên bộ của quân đội Mỹ, những người không chỉ đóng vai trò là tuyến phòng thủ mà còn là sự đảm bảo cho các đồng minh và cảnh báo cho kẻ thù rằng Mỹ không thể đứng ngoài cuộc xung đột, một khi nó nổ ra.
Việc ngăn chặn sự phổ biến vũ khí cũng đòi hỏi phải phát hiện ra hành vi. Có thể hiểu, các cơ quan tình báo đã tập trung theo dõi hành tung quen thuộc của các nước như Iran. Nhiệm vụ của họ nên mở rộng để bao gồm cảnh báo sớm về sự chuyển đổi trong công nghệ hạt nhân, dư luận và ý định chính trị tại những quốc gia như Hàn Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ…
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã thực hiện một công việc đáng khen ngợi là giám sát các địa điểm hạt nhân dân sự và điều chỉnh chương trình của Iran với chế độ kiểm tra mạnh nhất từng được thiết lập. Tuy nhiên, cơ quan này đang bị quá tải và thiếu nguồn vốn, đồng thời cần phải theo kịp sự thay đổi công nghệ…
Có rất nhiều việc phải làm, mặc dù vậy, thế giới không đủ khả năng để giảm thiểu nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoại giao hạt nhân ngày nay đang là một chủ trương, nhưng nó chưa làm được gì nhiều so với những bất ổn gây chết người nảy sinh bất cứ khi nào các đối thủ vũ trang hạt nhân trong khu vực đối đầu với nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo