Giả thiết gây chấn động: Máy bay Ukraine bị Iran bắn rơi vì có tiêm kích Mỹ "núp bóng"?
Một giả thiết gây chấn động vừa được báo chí Nga đưa ra, liên quan tới thảm kịch xảy đến với chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của hàng không Ukraine khi nó gặp nạn tại Iran.
Nga tiết lộ cải tiến lớn khiến tiêm kích Su-30SM mạnh hơn cả Su-35S / Mỹ bình luận về tiêm kích tàng hình tuyệt mật MiG-41 và Su-60 của Nga
Cuộc điều tra nguyên nhân dẫn đến việc chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của hàng không Ukraine bị rơi trên đất Iran đã có thêm diễn biến mới rất đáng quan tâm.
Hôm ngày 9/1, mảnh tên lửa phòng không 9M331 thuộc tổ hợp Tor-M1 đã được tìm thấy gần vị trí máy bay Boeing 737 rơi, ngoài ra những dấu vết trên mảnh vụn cũng cho thấy khả năng cao chiếc phi cơ đã trúng đạn.
Mỹ, Canada, Ukraine và nhiều nước khác cho biết họ đang nghiêng về giả thiết máy bay bị phòng không Iran vô tình bắn nhầm khi đang ở trong trạng thái báo động cao.
Hiện tại phía Iran vẫn bác bỏ giả thiết này, tuy nhiên việc từ chối giao hộp đen cho cơ quan phân tích có năng lực cũng như phong tỏa hiện trường đang khiến Tehran lâm vào thế khó giải thích.
Nếu thực sự phòng không Iran đã bắn nhầm vào chiếc máy bay chở khách của Ukraine làm 176 người thiệt mạng thì hậu quả mà Tehran phải khắc phục sẽ chẳng hề nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề thu hút sự quan tâm vào thời điểm này đó là nếu giả thiết bắn nhầm là chính xác thì tại sao lại có chuyện phòng không Iran khai hỏa vào máy bay dân sự thực hiện lộ trình định kỳ?
Để giải thích, mới đây trang Avia của Nga đã đưa ra một nhận định gây chấn động, đó là khả năng cao Iran rút kinh nghiệm từ những trận không kích của Israel trên đất Syria.
Khi tấn công các mục tiêu tại Syria, nhiều lần máy bay chiến đấu Israel đã bay lẫn vào đường bay của phi cơ dân dụng nhằm dễ dàng qua mặt radar cảnh giới đối phương.
Theo các chuyên gia Nga, quân đội Mỹ có thể đã cố tình thay đổi thông tin về chuyến bay của một chiếc máy bay chở khách, từ đó biến nó thành mục tiêu thực sự cho các hệ thống phòng không của Iran.
Theo nguồn tin địa phương, tại thời điểm xảy ra vụ việc, một số máy bay quân sự của Mỹ đã được quan sát thấy xuất hiện trên bầu trời gần biên giới Iran.
Sự bất thường có thể được quan sát thấy trên lãnh thổ của Cộng hòa Hồi giáo Iran thông qua mạng lưới radar cảnh giới, mà rõ ràng là kết quả của việc tiếp xúc điện tử.
Dựa trên điều này, các chuyên gia không loại trừ khả năng dữ liệu cho các hệ thống phòng không của Iran đã bị nhầm lẫn, do đó máy bay chở khách có thể được xác định là máy bay chiến đấu.
"Đây không phải là lần đầu tiên, do các hành động trực tiếp của Mỹ, máy bay dân sự được hiển thị là quân sự. Rất khó để cho phòng không Iran phân biệt trong tình trạng căng thẳng", chuyên gia lưu ý.
Theo đánh giá, rất có thể tại thời điểm này chỉ cách vụ phóng tên lửa đạn đạo vào căn cứ của Mỹ trên đất Iraq một thời gian ngắn, phòng không Iran đang căng mình đề phòng máy bay Mỹ có hành động trả đũa.
Chính vì vậy khi phát hiện tín hiệu của chiếc Boeing 737 của Ukraine trên màn hình radar, kíp trắc thủ Iran đã nhớ đến phương thức tác chiến mà Israel hay thực hiện, từ đó quyết định phóng tên lửa.
Dĩ nhiên đây mới chỉ là giải thiết được Nga đưa ra, sẽ cần có thêm kết luận chính thức từ một cuộc điều tra quốc tế để làm rõ chân tướng sự việc bi thảm vừa rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo