Nga tiết lộ cải tiến lớn khiến tiêm kích Su-30SM mạnh hơn cả Su-35S
Trong buổi lễ bàn giao 4 tiêm kích Su-30SM đầu tiên cho không quân Armenia, ông Yuri Slyusar - chủ tịch tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga đã tiết lộ cho báo chí thông tin rất đáng quan tâm về chiếc chiến đấu cơ này.
Mỹ sắp phóng Tomahawk qua các căn cứ Nga ở Syria? / Đơn vị Nga gần NATO được mang 'quân phục Ratnik'
Vào ngày 27/12/2019, 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM chế tạo cho không quân Armenia đã được bàn giao, đây là quốc gia thứ ba sau Belarus và Kazakhstan được trang bị dòng tiêm kích tối tân này của Nga
Trong buổi lễ, ông Yuri Slyusar xác nhận rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ hoàn tất hợp đồng với công ty để mua 36 máy bay chiến đấu đa năng 2 chỗ ngồi Su-30SM vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, ông Slyusar còn tiết lộ rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sẵn sàng đặt hàng phiên bản nâng cấp của tiêm kích Su-30SM với tên gọi Su-30SM1 (hoặc Su-30SMD) được mô tả còn mạnh hơn cả Su-35S.
Đầu tiên là công ty sản xuất động cơ Ufa (UMPO) đã phát triển loại AL-41F-1S phù hợp với tiêm kích Su-30SM. Trái tim trên sẽ cung cấp cho máy bay lực đẩy cao hơn và cải thiện tính linh hoạt, ít nhất là ngang bằng Su-35S.
Theo thông báo, lực đẩy sau khi đốt nhiên liệu phụ trội của động cơ AL-41F-1S tăng thêm 2 tấn so với AL-31FP, điều này sẽ giải quyết vấn đề lực đẩy không đủ để đáp ứng yêu cầu của Su-30SM trong một thời gian dài.
Vào thời điểm đó, tiêm kích Su-30MKI (nguyên mẫu của Su-30SM) được bổ sung cánh mũi và gia cố khung thân, trọng lượng rỗng tăng từ 16.380 kg lên 18.400 kg, nhưng động cơ AL-31FP của nó vẫn duy trì lực đẩy như AL-31F, chỉ đạt 12.500 kg.
Như vậy là tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng của máy bay đã giảm xuống. Điểm yếu này bị nhận thấy rõ trong khóa huấn luyện đối kháng với F-15, các phi công Mỹ bình luận Su-30MKI dễ bị thất tốc kể cả khi động cơ đã bật tăng lực.
Lực đẩy lớn hơn của động cơ AL-41F-1S không chỉ có thể cải thiện hiệu suất bay của Su-30SM, mà còn cung cấp nhiều năng lượng hơn cho hệ thống điện tử hàng không của máy bay.
Hiện tại tiêm kích Su-30SM được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực BARS-R, đây là mô hình phát triển tiếp theo của loại N-011M BARS lắp trên Su-30MKI.
Mặc dù radar của Su-30SM và Su-35S có kích thước ăng ten tương tự (đường kính khoảng 900 mm), công suất trung bình của loại sau là 5 kW và cực đại là 20 kW; thay vì 1,5 kW và 4,5 kW bản cũ. Đó là bởi radar N-011M bị giới hạn bởi công suất phát điện của động cơ AL-31FP.
Sau khi lắp động cơ AL-41F-1S, hiệu suất của radar trên Su-30SM sẽ được cải thiện đáng kể. Khoảng cách phát hiện dài hơn sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các tên lửa không đối không tiên tiến, chẳng hạn như phiên bản nâng cao của R-77 RVV-SD.
Ngoài ra Su-30SM vẫn sử dụng buồng lái kính của Su-30MKI, với 3 màn hình LCD đa chức năng 5 x 5 inch ở ghế trước và sau (ngoài buồng lái phía sau, thêm màn hình tình huống chiến thuật cỡ lớn).
Trong tương lai, những màn hình này dự kiến sẽ được thay thế bằng 2 màn hình 15 inch MFD-35 do Nga sản xuất, tương tự buồng lái Su-35S và Su-57, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển loại máy bay đối với phi công.
Những cải tiến trên cũng giúp tăng sức hấp dẫn của Su-30SM đối với khách hàng nước ngoài, nhất là những nước quen dùng tiêm kích 2 chỗ ngồi vẫn tỏ ý ngại ngần đổi sang dùng Su-35S chỉ có 1 phi công.
Theo ông Slyusar, các đơn hàng hiện tại của Su-30SM sẽ cho phép dây chuyền sản xuất của Irkut tiếp tục hoạt động cho đến năm 2022, với sản lượng 12 - 14 máy bay hàng năm.
Biến thể nâng cấp Su-30SMD được dự báo sẽ trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong những năm tới, nhất là khi triển vọng hiện đại hóa của nó được đánh giá vẫn còn rất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo