Giới đầu tư kỳ vọng giai đoạn lợi nhuận sụt giảm sắp kết thúc
Tại sao “Vòm Sắt” của Israel là hệ thống đánh chặn tên lửa tốt nhất thế giới? / Tiêm kích F-22 rất đắt đỏ, tại sao Quân đội Mỹ vẫn không tiếc tiền đầu tư?
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế mong manh, người tiêu dùng tỏ ra thận trọng vàlãi suấtở mức cao nhất của 16 năm khiến bất kỳ sự hỗ trợ nào cho thị trường chứng khoán có thể chỉ diễn ra ngắn ngủi.
Theo ước tính do Bloomberg Intelligence tổng hợp, các nhà phân tích dự đoán các doanh nghiệp trong nhóm S&P 500 sẽ báo cáo thu nhập giảm 1,2% trong quý III/2023, quý sụt giảm thứ tư liên tiếp, trước khi phục hồi lên mức 6,5% trong quý cuối cùng của năm.
Tuy nhiên, sự tự tin đó khó có thể đạt được khi các doanh nghiệp và người dân đều đang cảm thấy khó khăn vì lãi suất cao. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc, vốn được xem là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng của thế giới, đang chật vật để bắt kịp tốc độ. Ngay cả các nhà sản xuất hàng xa xỉ như LVMH cũng cảnh báo nhu cầu đang chậm lại sau khi phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao. Và cuộc xung đột Israel -Hamas có khả năng làm gián đoạn nền kinh tế thế giới.
Chi tiêu tiêu dùng được xem là yếu tố chính quyết định liệu quá trình phục hồi thu nhập có thể kéo dài hay không. Hoạt động chi tiêu đã bị ảnh hưởng khi các khoản tiền tiết kiệm thời đại dịch COVID-19 cạn kiệt, cùng với việc phải thanh toán các khoản vay sinh viên. Theo dữ liệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), lãi suất tăng đồng nghĩa với việc nợ thẻ tín dụng có thể tăng gấp hai lần trong vòng 3 đến 4 năm tới. Chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 0,1% trong tháng 8/2023 sau khi điều chỉnh theo lạm phát, mức yếu nhất kể từ tháng 3/2023.
Rủi ro cho các nhà bán lẻ chuyên phục vụ những người tiêu dùng có thu nhập thấp đến trung bình cũng cao hơn bởi họ khá nhạy cảm với lạm phát cao. Thương hiệu Levi Strauss & Co. trong tuần trước đã hạ triển vọng doanh số bán hàng cả năm với lý do người mua sắm "thắt chặt hầu bao". Ngay cả các nhà sản xuất xa xỉ phẩm như LVMH cũng cho thấy doanh số bán hàng cao cấp đang sụt giảm trong tuần này.
Một điểm sáng nhỏ trong mảng tiêu dùng là Fast Retailing Co., chủ sở hữu hãng bán lẻ quần áo Uniqlo của Nhật Bản, đã đưa ra dự báo lạc quan nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Cổ phiếu của Nike Inc. cũng tăng vọt nhờ nhu cầu mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của FED kể từ những năm 1980 đã khiến các doanh nghiệp lớn của Mỹ phải đối mặt với chi phí nợ cao hơn nhiều. Theo Bloomberg Intelligence, chi phí trả lãi có thể tăng tổng cộng hơn 80 tỷ USD vào cuối năm 2026 đối với các khoản vay được tính bằng đồng USD và có lãi suất cố định.
Số liệu mới nhất cho thấy cả giá sản xuất và giá tiêu dùng vẫn tăng, do đó các nhà đầu tư đã phải giảm bớt dự đoán về xu hướng ôn hòa trong chính sách của Fed. Điều đó có thể sẽ gây thêm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận, chỉ vài tháng sau khi các nhà phân tích bắt đầu đưa ra các dự đoán cải thiện hơn. Cùng lúc đó, một số ngành đang phải đối mặt với các cuộc đình công từ những công nhân muốn được trả lương cao hơn, khiến chi phí của doanh nghiệp càng tăng thêm.
Murdo MacLean, Giám đốc đầu tư khách hàng tại Walter Scott & Partners Ltd. ở Edinburgh, cho biết mất một thời gian để tác động của lạm phát và lãi suất xuất hiện và những tác động này sẽ tiếp diễn vào năm tới và năm sau đó. Chính vì vậy việc người tiêu dùng sẽ "thắt lưng buộc bụng" là điều không còn gì nghi ngờ nữa.
Sự phục hồi kinh tế không ổn định ở Trung Quốc cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thu nhập sụt giảm. Số liệu cho thấy lợi nhuận của các ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất và doanh thu từ du lịch đáng khích lệ, song lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể sẽ chịu sức ép khi nước này phải cắt giảm lãi suất.
Marvin Chen, chiến lược gia tại Bloomberg Intelligence, cho biết thu nhập của ngành công nghiệp và vật liệu sẽ bị ảnh hưởng bởi giá sản xuất giảm và nhu cầu suy yếu nói chung. Ông dự đoán xu hướng này sẽ diễn ra tương tự như trong quý II/2023. Trong khi đó, lợi nhuận của ngành công nghệ có thể tăng khá tốt nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí.
Trong số các thị trường quốc tế, châu Âu tiếp xúc với Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, do các công ty khai thác mỏ, nhà sản xuất hàng hóa xa xỉ và nhà sản xuất ô tô châu Âu phụ thuộc vào nhiều quốc gia châu Á này để có một phần doanh thu.
Ngoài ra, rất ít người mong đợi xuất hiện "kỳ tích" trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc trong bối cảnh các nhà phát triển bất động sản phải vật lộn do nhu cầu ảm đạm và cố gắng cắt giảm mức nợ.
Tuy vậy, có một điểm sáng là các nhà phân tích đã tự tin hơn về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Theo Bank of America Corp, ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu của S&P 500 trong quý III/2023 đã được điều chỉnh tăng 0,1% trong ba tháng qua, so với mức cắt giảm thông thường là 4%. Đây là lần đầu tiên kể từ quý IV/2021, dự báo không giảm trước kỳ báo cáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo