Quốc tế

Lính Nga lắp tháp hai tầng lên xe tăng T-54 để đối phó với UAV tự sát

Nhằm đối phó với UAV tự sát ngày càng có vai trò đáng sợ hơn trên chiến trường, các binh sĩ Nga đã lắp tháp hai tầng lên xe tăng T-54, dòng chiến xa đã ra đời cách đây 70 năm.

Xung đột tại Dải Gaza - Cú sốc cho kinh tế toàn cầu? / Mỹ tìm cách gửi vũ khí, đạn dược Iran cho Ukraine

Video xuất hiện trên mạng xã hội ngày 30/9/2023 cho thấy một xe tăng chủ lực T-54 của Nga, dường như là biến thể T-54B, nổi bật với phần tháp hai tầng chống máy bay không người lái (UAV) trên nóc. Phía sau xe cũng có mái che bảo vệ khoang động cơ.

Mái chống UAV của chiếc T-54 có chiều cao khoảng 1,8 m, phủ cành lá phía trên. Việc lắp thêm phần mái cao bất thường này có thể hạn chế khả năng di chuyển và ẩn nấp của chiếc T-54.

Mái chống UAV của chiếc T-54 có chiều cao khoảng 1,8 m, phủ cành lá phía trên. Việc lắp thêm phần mái cao bất thường này có thể hạn chế khả năng di chuyển và ẩn nấp của chiếc T-54.

Song lính Nga dường như hy vọng giải pháp này có thể ngăn UAV tấn công vào tháp pháo, vị trí mỏng nhất của xe tăng.

Song lính Nga dường như hy vọng giải pháp này có thể ngăn UAV tấn công vào tháp pháo, vị trí mỏng nhất của xe tăng. Xe tăng T-54 ra đời từ thập niên 1950 với hàng trăm ngàn chiếc được chế tạo, đây được đánh giá là một trong số những dòng chiến xa thành công nhất của Liên Xô khi có mặt trong biên chế hơn 40 quốc gia.

Sau một năm mở chiến dịch quân sự đặc biệt, lực lượng tăng thiết giáp Nga chịu không ít tổn thất, khó khăn trong việc sản xuất xe tăng mới, vì vậy nếu có việc bổ sung số lượng lớn các dòng xe tăng cũ hơn để bù đắp cũng là điều dễ hiểu.

T-54 là một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947, sau đó với một vài sửa đổi nhỏ biến thể T-55 ra đời. T-54/55 là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử với tổng số 95.000 xe được xuất xưởng. T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như một mẫu tăng hạng trung thay thế cho T-34 thời Thế chiến II.

Nguyên mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 và được chế tạo lần đầu năm 1947. T-54 liên tục được sản xuất và cải tiến, và sau khi được sửa chữa, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự cải tiến của series T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và vẻ ngoài. Việc sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (Type 59), Tiệp Khắc và Ba Lan. Một số lượng lớn xe tăng T-54/55 vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô vào cuối thập niên 1970 đầu 1980. Tuy nhiên tới giữa thập niên 1980, toàn bộ xe tăng T-54/55 đã bị Liên Xô thay thế bằng T-62, T-64, T-72 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng của Hồng quân Liên Xô.

T-54/55 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột như Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968 và Syria năm 1970. Nó là xe tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel. Hiện nay Israel vẫn đang biên chế dòng xe thiết giáp chở quân Achzarit Mk-1/2. Đây chính là sự hoán cải từ dòng xe tăng hạng trung T-54/55 mà nước này thu được từ các quốc gia ẢRập. Trong thập niên 1960, xe tăng T-54/55 cũng tham chiến ở Việt Nam, Campuchia và Uganda.

 

Về trang bị vũ khí, xe tăng T-54/55 sử dụng pháo chính có cỡ nòng 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Ngoài pháo chính còn có một súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm. Xe được trang bị động cơ diesel V12 làm mát bằng nước với công suất 580 mã lực, tăng tầm hoạt động lên 500 km (lên tới 715 km với hai bình xăng phụ, mỗi bình 200 lít). Xe tăng T-54/55 có thể lội qua độ sâu 1,4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5,5m. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút, nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra xe tăng ra khỏi nước. Về hệ thống ngắm bắn, trưởng xe được trang bị hệ thống TKN-1 có độ phóng đại 2,75x cho phép người chỉ huy xác định các mục tiêu kích cỡ xe tăng ở khoảng cách khoảng 400 mét. Trong khi đó ở vị trí xạ thủ là hệ thống ngắm TPN-1-22-11 có độ phóng đại cố định là 5,5x và trường nhìn rộng 6°, cho phép xạ thủ xác định mục tiêu xe tăng ở khoảng cách 800 mét.

Phiên bản xe tăng T-54/55 nội đia còn được quân đội Liên Xô trang bị máy đo khoảng cách bằng laser KTD-1. Hệ thống này KTD-1 có khoảng cách đo tối đa là 4.000 mét và tối thiểu là 400 mét, biên độ sai số tối đa trong phép đo là 20 mét. Giống như T-34, xe tăng T-54/55 được thiết kế để có thể sản xuất nhanh với chi phí rẻ.

Vào thập niên 1970, mỗi chiếc T-54/55 có giá khoảng 115.000 USD, chỉ bằng 37% so với giá 1 chiếc M48 Patton của Mỹ.

Vào thập niên 1970, mỗi chiếc T-54/55 có giá khoảng 115.000 USD, chỉ bằng 37% so với giá 1 chiếc M48 Patton của Mỹ.

Hiện nay vẫn còn hàng chục ngàn chiếc T-54/55 đang hoạt động trong các quốc gia trên thế giới, một số nước cũng đã tiến hành nâng cấp dòng xe này để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Hiện nay vẫn còn hàng chục ngàn chiếc T-54/55 đang hoạt động trong các quốc gia trên thế giới, một số nước cũng đã tiến hành nâng cấp dòng xe này để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

- Video: Tên lửa TOW - “Sát thủ diệt tăng” của Quân đội Mỹ. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm