Quốc tế

Giữa lúc giao tranh ác liệt, Nga "đảo quân" bất thường: Chiến thuật mới hé lộ ở Ukraine!

Một số dấu hiệu cho thấy có vẻ như lực lượng Nga ở Ukraine đang chùn bước. Tuy nhiên, có khả năng Moscow đang tận dụng thời gian chờ quân tiếp viện đến.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3 / Những người rời chảo lửa Mariupol với ước mơ vụn vỡ: "Thành phố của cháu... đã chết rồi"

Nga đang tăng thêm quân?

Hôm 17/3, hình ảnh các lực lượng Nga với xe tăng và các loại thiết giáp hạng nặng rầm rộ rời khỏi khu vực Ossetia ở Gruzia, tiến tới mặt trận Ukraine đã được ghi lại.

Đoạn phim được đăng nhiều lần trên mạng xã hội và mang đến những tranh cãi khác nhau, trong đó nổi bật với ý kiến cho rằng, dường như sau ba tuần giao tranh ác liệt, Moscow đang tìm cách củng cố lực lượng ở Ukraine bằng cách đưa thêm quân mới từ nơi khác đến.

Một số coi đó là dấu hiệu cho thấy Nga đang chùn bước. Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi liệu chu kỳ đàm phán giữa Nga và Ukraine có phải là để tận dụng thời gian chờ quân tiếp viện đến hay không, theo Financial Times.

Ngay cả trước chiến dịch ở Ukraine, một số nhân vật quân sự như tướng về hưu David Petraeus, kiến ​​trúc sư chiến dịch Mỹ ở Iraq 2007-2008, vẫn cho rằng Nga thiếu lực lượng cần thiết để tiến hành.

Bộ Quốc phòng Anh mới đây tuyên bố: "Nga đang tìm cách tăng thêm binh sĩ để củng cố và thay thế những tổn thất về nhân sự ở Ukraine".

Để làm được điều đó, Moscow đang tái triển khai các lực lượng từ xa như "quân khu phía đông, hạm đội Thái Bình Dương và Armenia", bên cạnh đó là tính đến các phương án lính đánh thuê và lính tình nguyện Syria và những nơi khác.

Mỹ ước tính cho đến nay đã có khoảng 6.000 quân Nga thiệt mạng; người Ukraine tin rằng con số này cao gấp đôi. Ngược lại, vào ngày 2/3, Moscow cho biết lực lượng nước này chỉ có 498 người thiệt mạng. Trong các cuộc xung đột vũ trang, số người bị thương thường gấp vài lần số người tử vong.

Dù con số vẫn chưa thực sự rõ ràng, giới quan sát vẫn cho rằng lực lượng tiến công ban đầu gần 200.000 người của Nga đang gặp khó trong việc duy trì các tuyến tiếp tế và bao vây để kiểm soát các thành phố lớn.

"Người Nga đang rất thiếu nhân lực. Họ đã tiến theo nhiều trục và phân tán lực lượng", Jack Watling, thành viên nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia cho biết.

Mặc dù quân đội Nga tiếp tục tấn công ở phía nam và đông nam, các cuộc phản công của Ukraine đã làm chậm lại nỗ lực của Nga nhằm vào Kiev.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Kéo dài thời gian

Chris Donnelly, cố vấn của bốn cựu tổng thư ký NATO về các chiến thuật quân sự của Liên Xô và Nga, lập luận rằng vấn đề nhân lực của Nga đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Ông nói rằng các nhà hoạch định quân sự Nga từ lâu đã nhận thức được những hạn chế của việc sử dụng quân lính nghĩa vụ có động lực về tinh thần không cao.

Việc Nga sử dụng pháo binh và tập trung vào các công nghệ tự động là để giảm bớt sự phụ thuộc vào lính mới trên tiền tuyến.

"Ở khía cạnh nào đó, trong nhiều năm, người Nga đã xây dựng một quân đội hạn chế binh lính, nhằm hạn chế tổn thương", Donnelly nói, đồng thời lưu ý rằng chiến dịch ở Ukraine đã phơi bày điều này.

 

Các nhà phân tích nói rằng quân đội được đưa đến từ quân khu phía đông của Nga thường được coi là kém hiệu quả hơn so với các đơn vị được chuẩn bị tốt hơn từ quân khu phía tây.

Ngay cả việc sử dụng các chiến binh tình nguyện nước ngoài, chẳng hạn như 16.000 người Syria mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine, cũng chỉ mang lại giải pháp một phần.

Các chiến binh đến từ châu Phi nhiệt đới hoặc những người từng chiến đấu ở các vùng sa mạc ở Trung Đông có thể kém hiệu quả hơn trên chiến trường Ukraine.

"Không có kinh nghiệm chiến đấu nào sẽ phát huy. Họ không quen thuộc với địa hình và không có liên hệ chặt chẽ cũng như động lực", Watling nói.

Anthony King, chủ nhiệm bộ môn chiến tranh tại Đại học Warwick, cho rằng các cuộc đàm phán rời rạc giữa Ukraine và Nga có thể là một dấu hiệu cho thấy Moscow đang tìm cách có thêm thời gian để tái nạp chiến dịch.

 

"Tại thời điểm này, điều đó giống như một sự tạm dừng chiến thuật", King nói, cho phép các lực lượng Nga tập hợp lại, củng cố và sắp xếp hậu cần.

Về phần mình, Nga vẫn khẳng định chiến dịch quân sự đang đi đúng hướng và không gặp nhiều khó khăn.

Hôm 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine "đang theo đúng kế hoạch".

Ông Putin cũng tuyên bố Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine, nhấn mạnh sẽ tiếp tục chiến dịch để đạt được mục tiêu bao gồm "tình trạng trung lập" và "phi quân sự hóa" ở quốc gia láng giềng.

Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố Moscow đã trụ vững được trong "cuộc chiến tranh kinh tế chớp nhoáng" khi phương Tây áp một loạt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm