Quốc tế

Hai lần “bán đứng” Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có cả F-35 và S-400?

Trước S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng “bán đứng” Nga trong thương vụ trực thăng Ka-50-2. Bài học Ka-50-2 sẽ làm Thổ Nhĩ Kỳ là người chiến thắng lớn nhất khi có cả F-35 và S-400.

Choáng với dàn F-35 "xếp hàng ngay ngắn" trên tàu đổ bộ tấn công Mỹ / Nga cho không Serbia, Mông Cổ hàng loạt máy bay MiG-29, toan tính gì phía sau?

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và làm cho quan hệ Mỹ - Thổ không ngừng xấu đi, nhiều chuyên gia và truyền thông các nước đều đưa ra những phân tích hợp lý nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tố quân sự. Tuy nhiên có một yếu tố khác mà nhiều người không biết, đó là Thổ Nhĩ Kỳ đã từng bị Mỹ gia tăng sức ép và “bán đứng” Nga trong cuộc đua mua trực thăng vũ trang hạng nặng Ka-50-2, tương tự thương vụ S-400.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng “bán đứng” Nga trong cuộc đua mua trực thăng vũ trang hạng nặng Ka-50-2. Nguồn: Sogou

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng “bán đứng” Nga trong cuộc đua mua trực thăng vũ trang hạng nặng Ka-50-2. Nguồn: Sogou

Năm 1997, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố đấu thầu dự án mua sắm trực thăng vũ trang thế hệ mới. Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành lựa chọn giữa trực thăng Kamov Ka-50 của Nga, trực thăng Mangusta A129 của Italia và trực thăng Eurocopter Tiger của Công ty trực thăng Eurocopter chế tạo. Một điều bất ngờ là trực thăng Ka-50 của Nga lại thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ.

Do Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chủ yếu là hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất, nắm bắt được yếu tố này, Nga đã cùng Israel nâng cấp máy bay trực thăng Ka-50. Israel đã nâng cấp nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến phù hợp với nhu cầu của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thay đổi máy bay trực thăng Ka-50 một chỗ ngồi thành mẫu hai chỗ ngồi. Đây không phải là trực thăng hai chỗ ngồi Ka-52 hiện nay của Nga mà là một loại trực thăng 2 chỗ ngồi phiên bản đặc biệt Ka-50-2.

Ka-50-2 là phiên bản đặc biệt của Kamov Ka-50 loại hai chỗ ngồi được cải tiến theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Sogou

Trực thăng Ka-50-2 sử dụng thiết bị điện tử hàng không tiên tiến của Israel, hệ thống vũ khí được Nga và Israel cùng nhau cải tiến, như sử dụng súng máy 2M42 30 mm do Nga chế tạo để thay thế súng máy đa nòng 20 mm do phương Tây sản xuất, tuy nhiên do chiều cao giữa thân máy và mặt đất bị hạn chế, không đủ không gian để lắp đặt súng máy xoay theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ nên vẫn bố trí súng máy ở phía bên phải của trực thăng. Ngoài ra, máy bay vẫn có khả năng bay tuyệt vời và hỏa lực mạnh mẽ của trực thăng Ka-50, và vì có cabin 2 chỗ ngồi, phi công có thể phối hợp tốt hơn và tăng cường hơn nữa khả năng chiến đấu.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rất hài lòng với thiết kế của trực thăng Ka-50-2 và thậm chí còn đặt cho máy bay biệt danh “Chiến binh bầu trời”. Máy bay Nga được tích hợp thiết bị điện tử của Israel đã làm cho trực thăng Ka-50-2 có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt trực thăng này lại là trực thăng vũ trang hạng nặng, có khả năng chiến đấu toàn diện cao hơn so với các trực thăng của Italia và châu Âu, nên nó có khả năng chiến thắng lớn trong “cuộc đua” đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi “hất cẳng” Ka-50-2, Thổ bị Mỹ “chơi xấu” và phải tự phát triển trực thăng T-129 cho mình. Nguồn: Sogou

Nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua trực thăng Ka-50-2 của Nga, Mỹ đã “đứng ngồi không yên” và tham gia “cuộc đua”. Mỹ bày tỏ nguyện vọng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ loại trực thăng càng tiên tiến hơn Bell AH-1Z Viper, đây là phiên bản trực thăng hiện đại nhất trong dòng trực thăng AH-1, đã đạt tiêu chuẩn của máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng, có khả năng chiến đấu mạnh mẽ.

Việc Mỹ tham gia “cuộc đua” đã làm người Thổ “dao động”, do Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu số lượng lớn trực thăng vũ trang AH-1F/W, nếu như có thể có được AH-1Z, thì Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có nhiều thuận lợi và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn cho quá trình huấn luyện, sử dụng AH-1Z, đồng thời cũng không cần thay thế toàn bộ hệ thống bảo dưỡng. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã “hất cẳng” Nga khi từ bỏ dự án Ka-50-2, để đàm phán mua trực thăng AH-1Z của Mỹ. Điều này làm cho sự cố gắng của Nga và Israel trong việc “chiều lòng” người Thổ đã “đổ xuống sông xuống biển”.

Điều mà Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ tới là sau khi Mỹ thấy trực thăng Nga rời khỏi “cuộc đua”, Mỹ bắt đầu trì hoãn tiến trình đàm phán vì nhiều lý do. Cuối cùng, Mỹ từ chối cung cấp trực thăng AH-1Z cho Thổ Nhĩ Kỳ, điều này làm cho Thổ Nhĩ Kỳ “trắng tay” và buộc phải lựa chọn trực thăng hạng nhẹ Mangusta A129 của Italia, yếu nhất trong các loại trực thăng tham gia đấu thầu. Trên cơ sở A-129, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành nâng cấp thành phiên bản T-129, điều này làm cho kế hoạch đổi mới trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ bị trì hoãn gần 10 năm.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng S-400 để “cò kè, mặc cả” với Mỹ, liệu Thổ sẽ có cả F-35 và S-400? Nguồn: Sogou

 

Đây cũng là bài học khiến Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường vô cùng kiên định trong thương vụ S-400 với Nga. Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại Nhà Trắng giữa tháng 11/2019, mặc dù nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh thái độ của Tổng thống Trump nhằm giải quyết chương trình cùng sản xuất tiêm kích F-35 là “tích cực”, nhưng bài học trực thăng Ka-50-2 vẫn còn đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng S-400 để “cò kè, mặc cả” với Mỹ.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Nga mặc dù bị Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng” 2 lần (thương vụ Ka-50-2, và việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng Mỹ nghiên cứu S-400) nhưng vì mục đích kinh tế thì điều này không tạo ra ảnh hưởng lớn đối với Nga. Và nếu rút kinh nghiệm sâu sắc bài học này, người Thổ sẽ là “kẻ chiến thắng” lớn nhất khi mà sẽ có cả máy bay chiến đấu F-35 và hệ thống phòng không S-400.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm