Quốc tế

Hải quân Mỹ suy yếu bởi kế hoạch... ngược với ông Trump

Khi kế hoạch đóng tàu kéo dài trong 30 năm của Tổng thống Trump chưa được thực hiện thì Nhà Trắng đã công bố một kế hoạch khác gần như ngược lại.

Mỹ biến xe tải cỡ nhỏ thành cỗ máy phóng tên lửa / Báo Nga chế nhạo màn diễn tập chống S-400 của Mỹ

Theo Navy Times, Nhà Trắng vừa đưa ra một kế hoạch đóng tàu trong chương trình hiện đại hóa lực lượng kéo dài 5 năm. Kế hoạch này sẽ giảm bớt tàu sân bay lớp Ford thứ năm, vốn ban đầu dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2036, có nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ chỉ đóng 4 tàu sân bay mới.

Nếu chiếc tàu sân bay lớp Ford thứ năm bị dừng lại và không có kế hoạch đóng mới tàu sân bay thay thế, thì Hải quân Mỹ sẽ chỉ có 9 tàu sân bay vào năm 2040, và con số này sẽ giảm vào năm 2046, đến năm 2050 sẽ chỉ có 7 chiếc hoặc ít hơn.

Hai quan My suy yeu boi ke hoach...nguoc voi ong Trump
Tàu sân bay Mỹ.

Nguồn tin này cho biết thêm, kế hoạch đóng tàu 5 năm đi ngược lại với kế hoạch đóng tàu 30 năm của Hải quân được Tổng thống Trump phê duyệt, điều này đã khiến các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc tức giận. Đồng thời, các Quân chủng khác cũng có nhiều ý kiến khác nhau về kế hoạch của Hải quân.

Một khi kế hoạch đóng tàu 30 năm của Hải quân được thực hiện, Mỹ sẽ phải loại biên một số vũ khí cũ, đồng thời cũng sẽ giảm nguồn kinh phí cho các quân chủng khác như Lục quân và Không quân cùng với kinh phí duy trì hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Một khi ngân sách của Lục quân và Không quân bị cắt giảm do kế hoạch đóng tàu 30 năm của Hải quân, xung đột giữa các quân chủng khác nhau chắc chắn sẽ bùng phát và "cuộc chiến" giành kinh phí trong Quân đội Mỹ sẽ xảy ra.

Trước đó, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch đóng tàu chiến kéo dài 30 năm của Hải quân. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, kế hoạch được công bố lần này giống với kế hoạch mở rộng 355 tàu chiến trước đó.

Trang Navy Times của Mỹ cho biết, theo kế hoạch đóng tàu chiến dài hạn 30 năm mới nhất của chính quyền Trump, số lượng tàu chiến Hải quân Mỹ sẽ đạt 355 chiếc vào những năm 2030 và 406 chiếc vào năm tài chính 2051.

 

"Kế hoạch đóng tàu trong 30 năm của Hải quân là phù hợp với chiến lược quốc phòng của Mỹ. Chúng tôi cần một lực lượng tác chiến hiện đại để hành động ở Thái Bình Dương", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Trong giai đoạn đầu của kế hoạch (năm tài chính 2022 - 2026), Mỹ dự định tăng ngân sách đóng tàu từ 45 tỉ USD lên 147 tỉ USD. Phần lớn ngân sách sẽ được sử dụng để đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia, dự kiến, trước năm 2041 Hải quân Mỹ sẽ đưa vào hoạt động ít nhất 12 con tàu lớp này.

Từ năm tài chính 2022 - 2026, Mỹ sẽ đầu tư 4,339 tỉ USD để đóng 12 tàu mặt nước không người lái cỡ lớn, một tàu mặt nước không người lái cỡ trung bình và 8 tàu ngầm không người lái siêu lớn.

Đến năm tài chính 2045, Hải quân Mỹ sẽ đóng 119 tàu mặt nước không người lái cỡ lớn và vừa, 24 tàu ngầm không người lái siêu lớn. Đến năm tài chính 2051, số lượng tàu mặt nước không người lái cỡ lớn và vừa của Hải quân Mỹ sẽ đạt 166 chiếc và số lượng tàu ngầm không người lái siêu lớn sẽ đạt 76 chiếc.

Ngoài ra, theo kế hoạch này, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ sẽ ở mức 10 – 11 chiếc trong vòng 30 năm. Tuy nhiên, kế hoạch của ông Trump đang gặp nhiều phản ứng tiếu cực từ trong nội bộ Quân đội Mỹ.

 

Nhưng bản kế hoạch đóng tàu 5 năm vừa được công bố cho thấy nó gần như đi ngược với những gì được ông Trump công bố trước đó, đồng thời cho thấy kế hoạch của Tổng thống Trump sẽ rất khó có thể thực hiện sau khi.

Chuyện càng khó hơn sau khi ông hết nhiệm kỳ Tổng thống vào cuối tháng 1/2021. Navy Times cho rằng, nếu điều đó xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ, đặc biệt là hạm đội tàu sân bay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm