Hải quân Nga chỉ giỏi tác chiến ven bờ, không thể đi xa như Mỹ, Trung Quốc?
Hải quân Nga ngày nay đã trở thành một lực lượng tác chiến ven bờ, hầu như không có khả năng tung sức mạnh tới các vùng biển xa để làm đối trọng với Mỹ, hay thậm chí là cả Trung Quốc.
Soi 6 tàu ngầm “khủng” Hải quân Nga sắp nhận được liên tiếp / Bất ngờ trước chiến hạm hơn 100 tuổi vẫn chạy tốt của Hải quân Nga
Tuy nhiên,Hải quân Nga không thể duy trì nổi vị thế năm xưa, những khó khăn về kinh tế khiến Matxcơva không thể đóng thêm chiến hạm nào có lượng giãn nước trên 4.500 tấn, chưa kể thời gian thi công thường rất dài.
Trọng tâm đầu tư của Hải quân Nga trong tương lai gần vẫn là tàu tên lửa cỡ nhỏ và trung bình với mục đích đầu tiên là bảo vệ vùng lãnh hải đang bị đối phương ngày càng áp sát.
Bên cạnh đó, Nga còn thực hiện chiến lược kết hợp đóng mới nhiều tàu ngầm diesel-diện cùng một số tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm tạo thế đối trọng với Mỹ.
Nhưng cũng chính vì đường hướng phát triển như trên mà Hải quân Nga đã trở thành một lực lượng tác chiến ven bờ, khó mà nhận thấy bóng dáng Liên Xô năm xưa nhất là khi số tàu chiến cũ đang bị loại biên nhanh.
Hải quân Nga hiện nay không có khả năng tung sức mạnh đến các vùng biển xa để bảo đảm quyền lợi của mình cũng như cạnh tranh với Mỹ, thậm chí cả Trung Quốc, nhất là khi không có tàu sân bay.
Military Industrial Courier đã xuất bản tài liệu nói rằng Hải quân Nga hiện tại không có bất kỳ khả năng nào để chống lại một kẻ thù tiềm năng thậm chí ngay bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
Điều này do thực tế là các tàu chiến Nga không thể đảm bảo năng lực tác chiến bên ngoài lãnh hải, sức mạnh của họ chỉ giới hạn tối đa là trong vùng đặc quyền kinh tế mà thôi.
Thậm chí hạm đội Nga có khả năng bị phá hủy nếu như vẫn cố gắng di chuyển ra ngoài khoảng cách 500 - 600 km tính từ đường biên giới trên biển của nước này.
Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng tình trạng hiện tại của Hải quân Nga dẫn đến thực tế là hạm đội sẽ được đầu tư cải thiện, ở mức tối thiểu thì sẽ giúp cân bằng lực lượng phần nào với các quốc gia châu Âu là thành viên NATO xung quanh.
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử là điểm sáng của Hải quân Nga, nhưng chúng có thể bị thấy rõ thông qua mạng lưới theo dõi từ vệ tinh của các đối thủ và do đó rất dễ phải hứng chịu một cuộc tấn công phủ đầu.
Trong những vùng biển rộng lớn của đại dương, một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) hoạt động dưới nước phải nương tựa vào "con mắt" sắc sảo của các hệ thống cảm biến kết hợp cả dưới nước, bề mặt lẫn trên không.
Bảo đảm cho khả năng sống sót của tàu ngầm hạt nhân chính là tính bí mật nhưng với khu vực tuần tra chiến đấu tương đối nhỏ và độ ồn khá cao của phương tiện chính là điểm yếu chí tử.
Bên cạnh đó, khi phái số lượng lớn phương tiện tuần tra chống ngầm của kẻ thù thì SSBN Nga khó lòng qua mặt nếu thiếu sự hỗ trợ của hạm đội, đáng tiếc đây lại là điểm yếu của hải quân Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Ấn phẩm thông tin chuyên ngành của Nga Military Industrial Courier cho biết, sau khi Liên Xô tan rã, hải quân nước này đã được thừa kế hạm đội tàu chiến khổng lồ với lượng giãn nước rất lớn.