Hải quân Nga nâng cấp Su-33 theo chuẩn Su-30SM, cơ hội cho MiG-29K đã chấm dứt?
Vì sao F-18 NATO dám “vuốt mặt” chuyên cơ Bộ trưởng Quốc phòng Nga? / Sức mạnh tàu USCGC John Midgett Mỹ có thể chuyển giao
Theo các thông tin ban đầu, phi đội 24 chiếc Su-33 thuộc Trung đoàn Không quân trên hạm trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ được nhận sổ hưu do đã phục vụ được trên 20 năm, thay thế vai trò của chúng sẽ là dòng MiG-29K trẻ trung hơn.
Tuy nhiên ý kiến này đã gây quan ngại lớn vì thực tế MiG-29K là dòng tiêm kích hạng nhẹ có tầm hoạt động, tải trọng vũ khí không bằng Su-33, sẽ dẫn tới việc hạn chế sức mạnh của tàu sân bay Nga khi nó quay lại lực lượng chiến đấu sau khi hoàn thành sửa chữa.
Như để trấn an, mới đây đại diện Hải quân Nga cho biết họ sẽ hiện đại hóa Su-33 với các công nghệ áp dụng trên Su-30SM. Dự án này theo thông báo ban đầu được tiến hành từ năm 2018, nhưng do còn phải đánh giá thêm về hiệu quả nên có thể sang năm 2020 mới triển khai trên diện rộng.
Tiêm kích hạm Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: TASS.
Dễ nhận thấy Su-33 và Su-30SM có một số nét tương đồng về kết cấu khung thân, mở ra triển vọng dễ dàng hơn khi nâng cấp dòng tiêm kích hạm Su-33 lên chuẩn Su-30SM vốn phục vụ trên các sân bay đất liền.
Hiện tại chưa có cấu hình rõ ràng, nhưng rất có thể Su-33 sẽ được tiến hành thay thế radar N001K thế hệ cũ bằng loại N011M BARS lắp trên Su-30SM, đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP mạnh mẽ, giúp nó cất cánh đường băng ngắn với tải trọng vũ khí lớn hơn, hạn chế nhược điểm không có máy phóng.
Bên cạnh đó, máy bay còn được tích hợp thêm hệ thống dẫn đường - ngắm bắn mục tiêu mặt đất - mặt biển SVP-24-33 do Gefest & T thực hiện vốn đã rất thành công trên những chiếc Su-24M2 triển khai tại chiến trường Syria.
Su-33 sẽ có sức sống mới khi được nâng cấp lên đúng chuẩn Su-30SM. Ảnh: Alexei Karpulev.
Để thỏa mãn yêu cầu về thời hạn phục vụ do gói nâng cấp trên là tương đối quy mô và tốn kém, các máy bay tiêm kích hạm Su-33 của Hải quân Nga sẽ đòi hỏi trải qua cả chương trình đại tu, sửa chữa lớn để kéo dài thời hạn sử dụng.
Sau khi hoàn thành nâng cấp lên chuẩn Su-30SM, sức mạnh của Su-33 tỏ ra vượt xa phiên bản MiG-29K, do vậy chưa rõ chiếc tiêm kích hạng nhẹ của Công ty MiG nổi tiếng có còn giữ được vị trí nữa hay không.
Một nhận xét đáng quan tâm đó là tàu sân bay Nga sẽ sử dụng song song cả Su-33 nâng cấp lẫn MiG-29K. Số lượng Su-33 hiện đại hóa sẽ dừng ở con số 16, khoảng trống còn lại sẽ do MiG-29K bù đắp để tạo nên biên đội hỗn hợp vì dù sao MiG-29K vẫn có lợi thế ở giá thành khai thác rẻ hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo