Quốc tế

Tiêm kích tàng hình Su-57 lộ hàng loạt điểm yếu chỉ trong 2 ngày ngắn ngủi tại Syria

DNVN - Hồi đầu năm 2018, Nga đã đưa 2 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria để thử nghiệm tính năng, tuy nhiên chúng đã lập tức bị rút về chỉ sau vỏn vẹn 2 ngày có mặt, nguyên nhân chính là do đâu?

Chiêm ngưỡng những máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới / 8 công nghệ tương lai giúp quân đội “biến hóa” như các siêu anh hùng

Sự kiện tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 được đưa sang Syria để kiểm nghiệm tính năng đã mang lại sự kỳ vọng lớn cho những người yêu vũ khí Nga.

Hầu hết mọi người đều hy vọng rằng sau khi trải qua quá trình thực chiến tại Syria thì chiếc tiêm kích thế hệ 5 này sẽ rút ngắn được quá trình thử nghiệm để chính thức vào biên chế chiến đấu.

Lý do là bởi Nga đã dùng chiến trường Syria như nơi thử lửa cho nhiều loại trang thiết bị tối tân, rất nhiều trong số đó đã chính thức vượt qua bài đánh giá tính năng nhờ màn thể hiện ấn tượng trên thực địa.

Tuy nhiên thật đáng tiếc là chiếc Su-57 lại chỉ hiện diện vỏn vẹn tại Syria có đúng 2 ngày và chưa kịp tham gia bất cứ một hoạt động tác chiến nào.

Chiến đấu cơ thế hệ 5 Sukhoi Su-57. Ảnh: Sputnik.

Chiến đấu cơ thế hệ 5 Sukhoi Su-57. Ảnh: Sputnik.

Sau đó đã xuất hiện nhiều lời giải thích về lý do tại sao Nga buộc phải gấp rút đưa cặp Su-57 này về nước khi chưa tiến hành được bất cứ bài kiểm tra nào.

Đầu tiên chính là vấn đề đảm bảo tình trạng kỹ thuật cho máy bay, giống như mọi tiêm kích tàng hình khác thì lớp sơn của Su-57 cũng đòi hỏi phải được chăm sóc đặc biệt. Từ trước tới nay Su-57 luôn hoạt động trong điều kiện khí hậu khô lạnh của nước Nga, sang vùng thời tiết nóng như Syria thì lớp sơn của Su-57 đã bị đe dọa tới độ bền vững.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng cho biết chiếc Su-57 trong thời gian sang Syria luôn phải nằm trong nơi có điều kiện đặc biệt chứ không thể để ngoài sân độ như những tiêm kích khác. Trong tình hình chiến sự với điều kiện dã chiến còn nhiều khó khăn như tại Syria thì thật khó duy trì một chế độ chăm sóc thật đặc biệt cho chiếc Su-57.

Su-57 đã bộc lộ khá nhiều điểm yếu trong quá trình thử lửa tại Syria. Ảnh: Sputnik.

Su-57 đã bộc lộ khá nhiều điểm yếu trong quá trình thử lửa tại Syria. Ảnh: Sputnik.

 

Yếu tố thứ hai khiến Su-57 buộc phải về nước sớm được cho là nằm ở vai trò và trang bị của nó khi được gửi sang Syria.

Nhiệm vụ chính của Su-57 là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, chuyên tiêu diệt chiến đấu cơ của quân địch, thế nhưng phiến quân tại Syria lại chẳng có máy bay. Do vậy vai trò của Su-57 nếu tham chiến tại Syria chỉ có thể là mang bom hoặc tên lửa không đối đất để yểm trợ hỏa lực cho đồng minh.

Nếu làm nhiệm vụ này, nguy cơ lớn nhất đối với Su-57 chính là tên lửa phòng không vác vai Yerli do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trong tay các nhóm vũ trang đối lập. Vũ khí trên được xem là tác giả đã bắn hạ chiếc cường kích Su-25SM3 tối tân trong khi nó mang đầy đủ thiết bị tác chiến điện tử.

Trong khi đó động cơ của Su-57 hiện vẫn là loại AL-41F1S dùng cho Su-35, nó không có khả năng giảm tín hiệu hồng ngoại như loại Izdeliye 30 đang hoàn thiện, khiến cho chiếc Su-57 hoàn toàn có thể bị bắn hạ bởi tên lửa Yerli.

 

Nếu chiếc Su-57 bị tổn thương trên chiến trường Syria thì đây sẽ là đòn giáng mạnh vào uy thế của vũ khí Nga, do vậy việc rút nó về sớm nhất là khi điều kiện hậu cần tại Syria chưa đáp ứng nổi có thể xem như là giải pháp hợp lý.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm