Quốc tế

Hamas có loại vũ khí khiến cả quân đội Mỹ phải khiếp sợ

Hình ảnh các loại vũ khí của Hamas mà Israel thu được cho thấy lực lượng này sở hữu loại thiết bị nổ tự chế khiến cả lực lượng Mỹ ở Iraq khiếp sợ, có thể trở thành thách thức chết người nếu Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza.

Ukraine thuê hệ thống phòng không phương Tây để vượt qua mùa Đông / Hai quốc gia NATO chặn khoản viện trợ 52,8 tỷ USD cho Ukraine

Hamas có loại vũ khí khiến cả quân đội Mỹ phải khiếp sợ ảnh 1

Các loại thiết bị nổ tự chế có thể trở thành mối đe doạ lớn nếu Israel tấn công toàn diện vào Dải Gaza. (Ảnh: John Spencer)

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuần này công bố video quay cảnh những vũ khí mà họ tịch thu từ Hamas sau vụ tấn công ngày 7/10. Trong video có thể nhìn thấy nhiều loại rốc-két, tên lửa, mìn và lựu đạn.

>> Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ tăng 150% ngân sách quốc phòng

Các video khác, như video do MSNBC và hãng tin Ynetnews ghi lại, cho thấy nhiều vũ khí hơn, bao gồm cả thứ mà sĩ quan Quân đội Mỹ John Spencer xác định là thiết bị nổ tự chế EFP.

“Có vẻ trong số rất nhiều thách thức mà IDF sẽ phải đối mặt trong chiến dịch trên bộ vào Dải Gaza có cả thách thức mà chúng tôi từng lo sợ hằng ngày ở Iraq – EFP của Iran”.

>> Xem thêm: Nga nâng cấp hệ thống tự chọn mục tiêu cho UAV

 

Thiết bị này có hình dáng chiếc đĩa lõm, đặt trên một quả bom nhỏ hơn. EFP chỉ là một loại vũ khí ngẫu hứng, nhưng nổi tiếng về tầm bắn, khả năng hủy diệt và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả phương tiện và binh lính, như đã gây ra cho lực lượng Mỹ trong chiến tranh Iraq.

Kho vũ khí mà Israel thu được của Hamas cho thấy lực lượng này tự chế tạo hoặc mua từ bên khác. Ngoài việc đưa chúng vào Israel trong cuộc tấn công đẫm máu hai tuần trước, Hamas có thể còn lượng dự trữ lớn hơn để sử dụng trong tương lai.

>> Xem thêm: Nga - Ukraine hối hả chuẩn bị cho xung đột mùa đông

EFP được làm bằng đồng gia công, đặt lên những vật dụng hằng ngày như lon cà phê, lọ hoặc chậu bếp. Chúng thường được sử dụng để chống lại các mục tiêu lớn hơn và đáng gờm hơn. Lực lượng dân quân Shia được Iran hậu thuẫn sử dụng vũ khí này trong cuộc chiến ở Iraq, sau khi Mỹ mở chiến dịch xâm lược năm 2003.

Tướng Iran quá cố Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đã trang bị EFP cho dân quân Iraq và huấn luyện họ sử dụng các thiết bị do Iran chế tạo.

 

>> Xem thêm: 150.000 tên lửa và rocket có thể đã vào vị trí: Nhân vật bí ẩn nhất Hezbollah đang khiến Israel 'nín thở'

​Sau khi được kích hoạt, chất nổ nhỏ gọn bên trong sẽ bắn đĩa đồng bên trên, biến nó thành một loại đạn nóng, di chuyển với tốc độ cao và tấn công hiệu quả, gây sát thương trong phạm vi vài chục mét. EFP có độ chính xác và sức hủy diệt cao hơn nhiều nếu ở cự ly gần hoặc ngay bên dưới mục tiêu, giống như điều quân đội Mỹ trải qua ở Iraq.

Trong cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq, quân đội nước này báo cáo rằng trong số các thiết bị nổ tự chế mà họ từng gặp, EFP nguy hiểm hơn và hiệu quả hơn nhiều.

>> Xem thêm: Hyundai sẽ chế tạo xe tăng tàng hình, không cần người lái

Các binh lính cho biết EFP, ẩn trong các hộp xốp, đá và rác bên lề đường, có thể xé toạc các phương tiện chạy qua. Các mảnh đạn đồng có thể xé nát áo giáp và cơ thể với tốc độ đáng kinh ngạc. Năm 2020, một cựu sĩ quan xử lý vật liệu nổ của Không quân Mỹ nói với Washington Post rằng EFP là thiết bị nổ tồi tệ nhất mà ông ấy gặp phải trong thời gian làm nhiệm vụ.

 

Số liệu thống kê củng cố điều đó. Thiết bị nổ tự chế giết chết ít nhất 196 lính Mỹ và làm bị thương gần 900 người trong giai đoạn 2005 - 2021.

Giống như các loại IED khác, đặc điểm nguy hiểm của EFP là rất khó xác định vị trí hoặc phát hiện chúng trước khi quá muộn, vì chúng trông giống như những vật thể bình thường. Hơn nữa, nhà sản xuất EFP có thể dễ dàng thay đổi thiết kế để vượt qua biện pháp đối phó của Mỹ và đảm bảo đạn bắn trúng mục tiêu.

Nếu EFP là một phần trong kho vũ khí của Hamas, có khả năng chúng sẽ được sử dụng ở Gaza để chống lại một cuộc xâm lược, vì chiến tranh đô thị thường sử dụng nhiều mánh khóe và cạm bẫy. Spencer cho rằng Israel có thể chưa chuẩn bị đối phó với những mối đe dọa như vậy.

Từ khi Hamas thực hiện cuộc tấn công bất ngờ ngày 7/10, khiến ít nhất 1.300 người thiệt mạng và hơn 4.000 người khác bị thương, quân đội Israel đã nhiều lần báo hiệu ý định tấn công toàn diện vào Dải Gaza, một khu đô thị đông đúc với hơn 2 triệu dân.

Theo thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, các cuộc không kích của Israel đã phá hủy toàn nhiều khu vực của Dải Gaza, giết chết hơn 3.000 người Palestine và làm bị thương hơn 12.000 người khác. Israel cho biết các cuộc bắn phá là bước đầu tiên trước khi chiến dịch tấn công trên bộ bắt đầu.

 

Một chiến trường đô thị bị tàn phá vẫn là địa bàn khó khăn, ngay cả đối với những đội quân mạnh nhất. Lực lượng Israel vẫn có thể gặp phải những EFP ẩn trong đống đổ nát, mê cung đường hầm hoặc đường bộ phức tạp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm