Quốc tế

Hạt nhân Mỹ - Nga đến lúc khởi động lại

Hãng tin AP đưa tin vào ngày 17/4 rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov, đã thảo luận về các vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Ông Lavrov được cho là đã bày tỏ mong muốn gia hạn Hiệp ước New START, dự kiến sẽ hết hạn vào năm tới.

Cuộc trốn chạy thót tim của tàu ngầm Anh sau cú va chạm khủng khiếp với tàu ngầm Liên Xô: Cái kết bất ngờ / Báo Nga: Thổ Nhĩ Kỳ lại giở trò "đâm lén" sau lưng, bí mật chuyển S-400 cho Mỹ

Trong một động thái khác riêng biệt, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói thêm rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat mới và thiết bị lượn siêu thanh Avangard có thể được tính cùng với các vũ khí hạt nhân khác của Nga tuân theo hiệp ước này. Hoa Kỳ cũng xem xét đưa các hệ thống này chịu các giới hạn của New START.

Sức ép về vấn đề Trung Quốc không có ý nghĩa

Ngoại trưởng Lavrov đã nói cụ thể rằng Washington phải đồng ý gia hạn New START trước khi Nga đồng ý đưa các hệ thống mới của Nga vào các cuộc đàm phán trong tương lai. Còn Ngoại trưởng Pompeo nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ rằng các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí trong tương lai phải thực hiện mong muốn của Nhà Trắng là đưa Trung Quốc vào một thỏa thuận kiểm soát vũ khí ba bên.

Theo cây viết John Fairlamb của tờ The Hill, việc gây sức ép về thỏa thuận New START để buộc Trung Quốc tham gia vào một cuộc đàm phán ba bên là không có ý nghĩa. Theo New START, Nga và Hoa Kỳ được phép triển khai tới 1.550 đầu đạn hạt nhân. Còn Trung Quốc chỉ duy trì một lực lượng răn đe tối thiểu mà giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ gần đây tuyên bố là khoảng vài trăm đầu đạn hạt nhân. Với sự chênh lệch lớn như vậy, Trung Quốc không có lợi khi tham gia đàm phán và họ cũng tỏ ra ít quan tâm đến việc này. Nếu Nga và Hoa Kỳ có thể giảm đáng kể số lượng đầu đạn thông qua các vòng đàm phán mới thì có thể mới có cơ sở để thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán ba bên.

Hạt nhân Mỹ - Nga đến lúc khởi động lại - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga - Mỹ đã từng trao đổi về hiệp ước New START nhưng vẫn chưa thống nhất về quá trình đàm phán. Ảnh: Getty Images.

John Fairlamb cho rằng chính quyền Trump cần ngay lập tức chấp nhận đề nghị của Nga về gia hạn Hiệp ước New START và tham gia vào một vòng đàm phán vũ khí chiến lược mới. New START là hiệp ước hạt nhân duy nhất của Hoa Kỳ-Nga vẫn còn hiệu lực. Nếu hiệp ước này hết hạn vào tháng 2 năm 2021, sẽ không còn giới hạn nào đối với các hệ thống chiến lược của Nga và không có cơ chế nào để kiểm tra xác minh loại và số lượng hệ thống vũ khí nào mà người Nga đang triển khai. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và cộng đồng tình báo kiên quyết ủng hộ việc gia hạn New START vì họ biết các tác động bất lợi đối với khả năng đánh giá mối đe dọa cho lợi ích của Hoa Kỳ và sau đó là biện pháp đối phó với mối đe dọa.

Cách tiếp cận táo bạo nhưng thận trọng

Một cách tiếp cận táo bạo mà Hoa Kỳ nên xem xét là tham gia đàm phán ngay lúc này với Nga để gia hạn và cập nhật New START ở mức giới hạn thấp hơn, khoảng 1.000 đầu đạn so với 1.550 đầu đạn được phép triển khai hiện tại. Trong các cuộc đàm phán năm 2010 về New START, Hội đồng Tham mưu liên quân đã xác nhận rằng 1.000 đầu đạn sẽ đủ để hỗ trợ chiến lược răn đe của Mỹ. Hầu hết phần còn lại của văn bản New START có thể giữ nguyên, và mục tiêu là nhanh chóng gia hạn hiệp ước và ngay lập tức tham gia vào một cuộc đàm phán khác để đưa vào diện kiểm soát được các hệ thống mới như người Nga đề xuất, thậm chí có thể với các vũ khí cấp hơn. Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng cần được giao nhiệm vụ phân tích để xác định mức độ nào Mỹ có thể chấp nhận được nếu triển khai dưới 1.000 đầu đạn.

Một số thận trọng cũng cần được chú ý liên quan đến đề xuất của Nga. Washington nên cẩn trọng về việc đồng ý đưa các thiết bị lượn siêu thanh vào các cuộc đàm phán tiếp theo. Hoa Kỳ cần một tên lửa thông thường tầm xa sử dụng công nghệ này và hiện tại nó là chương trình ưu tiên cao của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chúng tôi cần một tên lửa siêu thanh, được trang bị vũ khí thông thường trong phạm vi từ bắn 8.000 đến 10.000 km có thể được phóng từ lãnh thổ do Hoa Kỳ kiểm soát trong một thời gian ngắn.

Tại sao? Nếu Washington có thông tin tình báo cứng rắn rằng Triều Tiên đang chuẩn bị tên lửa vũ trang hạt nhân có tầm bắn đủ để đến lãnh thổ Hoa Kỳ, thì các hệ thống duy nhất Washington có thể tấn công mục tiêu đó chính là hạt nhân. Một hệ thống tấn công nhanh, tầm xa thông thường là một lựa chọn rất cần thiết.

 

Nga và Trung Quốc lo ngại các hệ thống như vậy bởi vì, nếu được triển khai với số lượng lớn, nó có thể mang tới khả năng tấn công phủ đầu chống lại các hệ thống hạt nhân của họ. Dù có hay không việc phát triển phiên bản hạt nhân của các thiết bị lượn siêu thanh thì việc định nghĩa loại thiết bị này sẽ phải được xem xét cẩn thận để nếu đưa vào hiệp ước thì nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phát triển vũ khí này ở cấp độ thông thường.

Cây viết John Fairlamb cho rằng gia hạn New START và tham gia vào các cuộc đàm phán giảm số lượng triển khai các hệ thống đầu đạn chiến lược của Hoa Kỳ và Nga đều có lợi cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Và rằng chính quyền Trump nên nắm bắt cơ hội để làm như vậy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm