Hé lộ hàng loạt “siêu tên lửa” có thể khiến Trung Quốc “run sợ”
Uy lực đáng gờm của tên lửa chống tăng NAG Ấn Độ / Hải quân Nga nâng cấp tàu tên lửa Nanuchka tiệm cận tính năng Karakurt
Với tầm bắn được xác định là vào khoảng hơn 1.900 km, tên lửa Yun Feng sẽ cho phép Đài Loan đe dọa được nhiều căn cứ không quân, hải quân và các cơ sở quân sự khác mà Trung Quốc xây dựng để chuẩn bị cho trường hợp tấn công Đài Loan.
Đài Loan đang có trong tay nhiều loại tên lửa tầm xa có thể khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột". |
Được biết, Đài Bắc sẽ cho sản xuất 20 tên lửa Yun Feng cũng như 10 hệ thống phóng tên lửa trên xe tải. Hãng tin Up Media của Đài Loan mô tả tên lửa này “đang là tâm điểm của rất nhiều viện nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung ương Đài Loan”.
Ngoài ra, không quân Đài Loan và các viện nghiên cứu của đảo cũng phát triển một loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay mới, đồng thời được cho là đang nghiên cứu công nghệ động cơ phản lực J85 do Mỹ sản xuất để phục vụ cho việc chế tạo tên lửa mới.
J85 là một loại động cơ có nhiều ứng dụng. Với độ dài 1,2 m và có khả năng tạo lục đẩy lên đến 1.360 kg, nó không những được dùng cho F-35 mà còn nhiều loại máy bay khác mà Đài Loan đang có như máy bay huấn luyện T-38, phi cơ tiêm kích hạng nhẹ A-37 và nhiều loại khác. Không chỉ có vậy, Học viện Khoa học Trung ương Đài Loan cũng đang phát triển một loại tên lửa hành trình có tầm bắn vào khoảng 1.200 km.
Hiện tại, Đài Loan đang có trong tay hàng trăm tên lửa phóng từ dưới đất có đủ khả năng bắn đến lãnh thổ Trung Quốc. Không quân Đài Loan đã cải tạo các máy bay chiến đấu F-CK mà họ có để trang bị tên lửa hành trình Wan Chien. Tên lửa này có tầm bắn 240 km và được xác định có thể nâng cao khả năng chiến đấu cho máy bay Đài Loan và tập kích sân bay, cảng biển cũng như các vị trí đặt tên lửa và radar của đối phương.
Đài Loan cũng vừa tiếp nhận hai dàn phóng tên lửa thẳng đứng Mk. 41 từ Mỹ. Được biết, Đài Bắc đã có giấy phép từ Mỹ để sản xuất thêm nhiều dàn phóng tương tự trong lãnh thổ của mình, và tên lửa đất đối không Hai Kung 3 đang được đảo này cải tạo lại để có thể được phóng đi từ Mk. 41.
Chính quyền Đài Loan có ý định sử dụng dàn phóng này với tên lửa Hai Kung 3 song song với hệ thống chiến đấu trên biển Hsun Lien, có thiết kế tương tự hệ thống Aegis của Mỹ. Mk. 41 có thể phóng đi tên lửa phòng không, chống hạm và tập kích trên bộ các loại.
Hải quân Đài Loan có ít nhất 14 tàu chiến có thể được cải tạo để lắp đặt dàn phóng thẳng đứng Mk. 41. Cụ thể, bốn tàu khu trục lớp Kee Lung của Đài Loan, vốn là những tàu lớp Kidd cũ của Mỹ và Mỹ đã từng lắp đặt dàn phóng thẳng đứng lên các tàu thuộc lớp này vào thập niên 1990. Ngoài ra, 10 tàu lớp Cheng Kung của Đài Loan cũng có thể lắp đặt Mk. 41.
Mặc dù vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang thực thi quá trình hiện đại hóa quân đội nhanh chóng nhờ sự phát triển kinh tế vượt bậc của mình, song việc "đối đầu" Đài Loan vẫn sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc do những loại vũ khí mà Đài Loan đang và sẽ có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo