TT-400TP sẽ có khả năng tấn công mặt đất cực mạnh khi tích hợp tên lửa Delilah
Hải quân Nga nâng cấp tàu tên lửa Nanuchka tiệm cận tính năng Karakurt / Xe tăng Walker Bulldog, "chiến lợi phẩm" từ Mỹ trong kho của Việt Nam
Delilah là loại tên lửa do thám - tấn công cực kỳ lợi hại và rất độc đáo do Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng IMI của Israel sản xuất, nó có thể "lượn lờ" trên khu vực bị oanh kích như một chiếc UAV để tìm kiếm những mục tiêu có giá trị cao, được ngụy trang kỹ càng nhất trong một thời gian khá dài.
Nhờ vào khối lượng nhẹ (trọng lượng phóng chỉ 187 kg với đầu đạn đa chủng loại nặng 30 kg), thiết kế module nhỏ gọn (chiều dài 2,71 m; sải cánh 1,15 m; đường kính thân 0,33 m), Delilah triển khai được từ cả trực thăng vũ trang hay máy bay cánh cố định.
Trên chiến trường Syria, tên lửa hành trình Delillah đã trở thành cơn ác mộng của lực lượng phòng không Syria khi tỏ ra cực kỳ khó đánh chặn, vũ khí này đã gây ra rất nhiều thiệt hại của Quân đội chính phủ Syria cũng như lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Delilah. Ảnh: IMI.
Trước khi lao vào mục tiêu ở tốc độ cận âm (Mach 0,85), toạ độ oanh kích được cài đặt trong bộ nhớ chương trình điều khiển bay của Delilah, tên lửa sẽ liên tục kết nối với hệ thống định vị GPS để hiệu chỉnh đường bay, sai số của nó chỉ vào khoảng 1 m trong khi tầm bắn tối đa lên tới 250 km, "ngoài vùng phủ sóng" của hầu hết các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại.
Hiện tại Không quân Nhân dân Việt Nam đang có trong biên chế vài chục cường kích Su-22 cùng với 45 tiêm kích Su-27/30 Flanker, chúng hoàn toàn có thể sử dụng làm nền tảng mang Delilah.
Ngoài việc trang bị cho Không quân, tên lửa hành trình Delilah còn có phiên bản đất đối đất khi đặt ống phóng trên khung gầm xe tải việt dã, đây thực chất là một thành phần trong hệ thống Lynx khi kết hợp cùng các loại đạn dẫn rocket dẫn đường như EXTRA hay AccuLAR.
Phiên bản đất đối đất của tên lửa hành trình Delilah. Ảnh: IMI.
Điều này có được là nhờ kích thước lẫn trọng lượng rất gọn gàng của Delilah, không yêu cầu cơ cấu dẫn bắn quá phức tạp, sử dụng mã nguồn mở giúp dễ tích hợp nên nhiều nền tảng mang phóng khác nhau.
Nếu có tên lửa Delilah trong biên chế, các tàu chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam như Gepard 3.9 hay thậm chí cả Svetkyak, TT-400TP hoàn toàn đủ khả năng lột xác trở thành một phương tiện lợi hại vàcực kỳkhó nắm bắt.
Ống phóng tên lửa Delillah có thể bố trí theo chiều ngang phía sau tháp pháo AK-176. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Chỉ cần mỗi tàu TT-400TP hay Svetlyak trang bị thêm 2- 4 ống phóng tên lửa Delilah ở không gian trống phía mũitàu, nó sẽ phối hợp rất tốt với tên lửa 3M-14TE của Kilo 636 để tạo ra hai nắm đấm thép đủ sức đe dọa trực tiếp cả căn cứ trên bờ của kẻ thù.
Với quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel đang trên đà phát triển, viễn cảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có tên lửa hành trình tối tân Delilah trong biên chế là hoàn toàn khả thi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo