Quốc tế

Hé lộ nguyên nhân dẫn tới mức giá siêu đắt của tiêm kích tàng hình Su-57

Mức giá siêu đắt của tiêm kích tàng hình Su-57 ngoài nguyên nhân từ những tính năng cực kỳ ấn tượng thì vật liệu cấu tạo nên nó cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022 / Chiến thuật đặc biệt giúp tiêm kích Su-35 dễ dàng đánh bại chiến đấu cơ thế hệ 5 Mỹ?

Mức giá siêu đắt của tiêm kích tàng hình Su-57 do Nga nghiên cứu chế tạo theo nhận xét là hoàn toàn xứng đáng với những gì nó mang lại.

Hiện tại những tính năng ưu việt được Nga trang bị cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của mình vẫn chưa được cung cấp đầy đủ cho báo giới, nhiều thứ vẫn còn trong vòng bí mật và chỉ thỉnh thoảng mới được hé lộ thêm.

Nhưng theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, Tổng giám đốc của nhà phát triển ONPP Technology - ông Andrey Silkin, trong cuộc trả lời phỏng vấn đã cung cấp một thông tin rất đáng chú ý.

Cụ thể, phi công điều khiển tiêm kích sẽ Su-57 được bảo vệ khỏi tác động của bức xạ điện từ, tia cực tím và hồng ngoại, cũng như tác động của bức xạ ánh sáng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân.

Do vật liệu mới, khả năng tàng hình trước radar của buồng lái cũng đạt được. Đồng thời theo ông Silkin: "Những tính năng ưu việt của kính buồng lái đã tăng gấp đôi với trọng lượng giảm xuống một nửa".

Ông Andrey Silkin làm rõ rằng các chỉ số như vậy đã đạt được thông qua việc sử dụng công nghệ tạo hình kính máy bay từ polycarbonate nguyên khối, cũng như thông qua sự lắng đọng từ tính của lớp phủ đa chức năng đặc biệt, dựa trên hợp kim vàng và thiếc.

Điều này sẽ khiến mức giá của chiếc Su-57 trở nên tương đối cao, nhưng lợi ích mà nó mang lại theo nhận xét là hoàn toàn đáng để đánh đổi.

Các nhà phát triển của Su-57 cho biết rằng họ đang đặt cược toàn bộ tiềm năng vào việc xuất dòng tiêm kích tàng hình này để lấy kinh phí duy trì và phát triển dự án.

Nguồn tin từ trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga khẳng định, khi dây chuyền sản xuất Su-57 được vận hành đầy đủ thì quá trình chế tạo hàng loạt sẽ diễn ra, từ đó họ có thể kiếm được hàng chục tỷ USD từ việc xuất khẩu ra nước ngoài.

"Triển vọng cho thị trường máy bay chiến đấu quốc tế trong thời gian dài gắn liền với việc sản xuất hàng loạt Su-57 và phiên bản xuất khẩu của nó, cũng như tiếp cận thị trường của các hệ thống máy bay không người lái", đại diện nhà sản xuất khẳng định.

Chúng ta đang nói về việc bán Su-57 tới các khu vực như Bắc Phi và châu Á - Thái Bình Dương, mặc dù thông tin mới nhất là cả Ấn Độ và Trung Quốc đều chưa quyết định mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga mà đặt cược vào sự phát triển của chính họ.

Căn cứ một số nguồn tin, giá xuất khẩu phiên bản thương mại Su-57E có thể lên tới 150 - 170 triệu USD, điều đó có nghĩa là chỉ cần bán 20 tiêm kích tàng hình thì nhà sản xuất sẽ có khả năng thu hồi đầy đủ chi phí chương trình phát triển.

Sau giai đoạn trên, rõ ràng nếu như quá trình xuất khẩu hàng loạt thuận lợi, liên quan đến việc bán số lượng hàng trăm chiếc Su-57 sẽ mang lại cho Nga lợi nhuận khổng lồ lên tới hàng tỷ USD.

Mặc dù vậy theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự quốc tế thì Nga đang quá lạc quan, bởi Su-57 vẫn chưa hoàn thiện tính năng, nhất là thiếu động cơ đạt chuẩn và dây chuyền lắp ráp vẫn vận hành trong tình trạng rất “ì ạch”.

So sánh với đối thủ cạnh tranh, tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Mỹ hiện chỉ có giá 80 triệu USD và tương lai sẽ còn tiếp tục hạ hơn nữa, rõ ràng với mức giá chỉ bằng một nửa sẽ mang lại cho nó lợi thế cực lớn.

Vũ khí - Khí tài
Theo Việt Dũng/ANTĐ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm