Quốc tế

Vì sao súng tiểu liên SR-2 Veresk vẫn được đặc nhiệm Nga tin dùng?

Súng tiểu liên SR-2 Veresk sở hữu khá nhiều ưu điểm phù hợp cho đến ngày nay, nên vẫn được đặc nhiệm Nga tin dùng.

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022 / Mỹ mất 4 năm mới sửa xong tiêm kích F-22 Raptor mài bụng xuống đường băng

Súng tiểu liên SR-2 Veresk được thiết kế bởi TSNIITOCHMASH theo đặt hàng của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vào giữa những năm 1990, lần đầu tiên được trình diễn trước công chúng vào năm 1999.

Loại vũ khí này gây ấn tượng mạnh với mật độ hỏa lực, độ chính xác, cũng như khả năng sát thương cao. Ngoài ra nó đáp ứng tất cả các yêu cầu được đặt ra ở phương Tây đối với vũ khí cận chiến.

Những đặc điểm tích cực của SR-2 khiến nó trở nên rất hấp dẫn đối với lực lượng đặc biệt Nga trong vai trò như một vũ khí tự vệ.

Khẩu tiểu liên này được thiết kế để đánh bại nhân lực của đối phương trang bị giáp cấp 2 ở khoảng cách lên đến 200 mét và các phương tiện không bọc thép từ cự ly khoảng 100 mét.

Súng tiểu liên SR-2 Veresk sử dụng cơ chế trích khí với hành trình dài của piston, cơ chế bắn kiểu búa gõ cổ điển, cho phép người dùng bắn liên thanh hoặc chế độ từng viên.

Báng súng có một miếng đệm lò xo. Điều này giúp giảm thời gian cần thiết để chuyển khẩu SR-2 từ vị trí xếp gọn sang trạng thái chiến đấu với trọng tâm là vai. Cơ cấu ngắm bao gồm kính ngắm quang học hoặc thước ngắm cơ khí, có thể đặt ở cự ly 100 và 200 mét.

Trong họng súng có thiết bị bù giật, trên đầu có rãnh cắt nghiêng, giúp binh sĩ thực hiện thao tác bắn hiệu quả hơn bằng một hoặc cả hai tay. Trọng lượng của khẩu SR-2 rất nhẹ chỉ là 1,65 kg.

Điều đáng chú ý là những khẩu súng tiểu liên thuộc lô sản xuất đầu tiên bị các chuyên gia nhận xét có chất lượng khá thấp. Tuy nhiên hiện tại Công ty cổ phần TSNIITOCHMASH đã cho ra đời phiên bản nâng cấp SR-2M và SR-2MP hoàn thiện hơn.

SR-2M có tay cầm gấp, giúp tăng độ chính xác cũng như bảo vệ tay người bắn khỏi bị dịch chuyển về phía trước và có thể bị bỏng do khí thuốc, ngoài ra nắp hộp khóa nòng cũng được nâng cấp.

Phiên bản SR-2MP được phân biệt bằng các thanh ray Picatinny tiêu chuẩn trên nắp hộp khóa nòng và hai bên ốp lót tay. Ngoài ra báng súng cũng được sửa đổi và tích hợp thêm ống giảm thanh vào súng tiểu liên.

Vào những năm 2000, công ty Heckler & Koch của Đức đã phát triển súng tiểu liên MP7 A1 PDW, có thể so sánh với khẩu SR-2M Veresk của Nga.

MP7 được biết là với 2 phiên bản: KSK cho lực lượng đặc biệt và IDZ cho lục quân. Đây là một vũ khí nhỏ gọn với độ giật được kiểm soát tốt. Điều quan trọng là phải tính đến độ chính xác và khả năng cơ động đủ cao.

Tuy nhiên MP7 cũng có một vài nhược điểm dễ thấy. Ví dụ, chúng cực kỳ bất tiện khi sử dụng với nòng kéo dài, trong khi đường ngắm ngắn và sức công phá tương đối thấp.

Khẩu MP7 A1 PDW được sử dụng bởi các đơn vị đặc biệt của Áo, Đức, Kazakhstan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra các sĩ quan cảnh sát từ Ireland và Cộng hòa Séc cũng sử dụng nó.

Trọng lượng rỗng của súng tiểu liên Đức là 1,2 kg, chiều dài khi thu gọn là 340 mm và lên tới 540 mm khi kéo báng. Chiều dài nòng - 180 mm, sơ tốc đầu nòng - 725 m/s, tầm bắn hiệu quả - 200 m, tốc độ bắn - 950 viên/phút. Băng đạn - 20 hoặc 40 viên.

Trong khi đó khối lượng của SR-2M khi chưa lắp hộp tiếp đạn và ống ngắm chuẩn trực là 1,65 kg, chiều dài tổng thể 603 mm và chỉ còn 350 mm khi gấp gọn.

Chiều dài nòng - 174 mm. Sơ tốc đầu nòng phụ thuộc vào loại đạn: SP10 - 440 m/s, với SP11 - 415 m/s, với 7BT3 - 430 m/s. Tốc độ bắn 900 viên/phút, tầm bắn 200 m, cơ số đạn 20 hoặc 30 viên.

Như vậy ở hầu hết các điểm, hai loại vũ khí này ngang nhau. Tuy nhiên lần cuối cùng khẩu tiểu liên của Đức được hiện đại hóa là vào năm 2003, trong khi SR-2 Veresk vào năm 2010 - 2011. Đó là lý do tại sao trông nó có vẻ hiện đại hơn và vẫn được tin dùng.

Vũ khí - Khí tài
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm