Quốc tế

Hé lộ tên lửa mới “bí ẩn” của Trung Quốc khiến Mỹ dè chừng

Lớp tên lửa mới của Trung Quốc đã được thử nghiệm 3 lần, nhưng đến nay Bắc Kinh vẫn chưa công khai về nó.

Báo Nga nói về việc hiện đại hóa thiết giáp BTR-60 / Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua xe tăng Altay đầy hứa hẹn

JL-3, tên lửa tầm xa tối tân phòng từ tàu ngầm của Trung Quốc, được dự báo sẽ được tích hợp hoàn toàn với thế hệ tàu ngầm tiếp theo của quân đội nước này (PLA) trong năm 2025. Nhưng đến thời điểm này, Trung Quốc thậm chí còn chưa chính thức xác nhận về việc phát triển nó; theo SCMP.

Thế nhưng, nó lại được cho là một mối đe dọa và một trong số những lớp tên lửa có thể giúp PLA kéo dài tầm tấn công đến tận lãnh thổ Mỹ; theo một báo cáo quân sự của Mỹ. Các nhà quan sát nói rằng, tên lửa mới sẽ cho Trung Quốc sức mạnh tấn công mới nhằm vào các địch thủ của họ.

Tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc, JL-3, được cho là có tầm bắn trên 10.000 km (Ảnh: Handout)

Tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc, JL-3, được cho là có tầm bắn trên 10.000 km (Ảnh: Handout)

Khi JL-3 hoàn thiện và được triển khai trên các tàu ngầm của Trung Quốc, nó có thể mang nhiều đầu đạn – bao gồm cả đầu đạn hạt nhân – và có tấm bắn lên tới hơn 10.000 km. Thông tin này được đưa ra trong báo cáo "Mối đe dọa Tên lửa Hành trình và Đạn đạo", được Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia (Nasic) công bố trong tháng này.

Trong báo cáo, trung tâm trên nói rằng Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm nhiều tên lửa tấn công, cùng lúc nâng cấp nhiều tên lửa khác.

"Vào cuối tháng 11/2018, Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa mới JL-3 ở biển Bột Hải…JL-3 có tầm bắn xa hơn JL-2" – báo cáo cho hay, nhắc tới phiên bản trước của tên lửa.

Tên lửa mới “bí ẩn” của Trung Quốc khiến Mỹ dè chừng - Ảnh 1.

Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc có tầm bắn trên 7.200 km (Ảnh: AP)

 

Báo cáo thêm rằng, số lượng đầu đạn mà các tên lửa của Trung Quốc mang được đủ khả năng đe dọa nước Mỹ, theo dự tính, sẽ tăng lên trong vòng 5 năm tới lên mức hơn 100, từ mức 16 như hiện nay – nhắc tới tên lửa phóng từ mặt đất DF-41 mà Trung Quốc sở hữu.

Luận điểm trên cũng được ủng hộ bởi Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ (FAS), cũng đưa ra bản báo cáo riêng của họ vào ngày 19/1 vừa qua nói rằng JL-3 là một bước tiến lớn so với tên lửa JL-2.

"Thông tin đáng chú nhất liên quan tới Trung Quốc trong bản báo cáo của Nasic chính là tên lửa JL-3…đủ khả năng mang nhiều đầu đạn và có tầm bắn hơn 10.000 km. Đây là sự gia tăng khả năng đáng kể nếu so với tên lửa JL-2" – FAS viết trong báo cáo. Được biết JL-2 chỉ có tầm bắn khoảng 7.200 km.

Những bất chấp tầm bắn này, ngay cả tàu ngầm tốt nhất mà Trung Quốc sở hữu cũng không thể tấn công lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa JL-3 từ vị trí Biển Đông; FAS nói.

Để làm được điều đó, tàu ngầm phải phóng tên lửa JL-3 từ biển Bột Hải, khu vực gần hơn với Hàn Quốc và Nhật Bản, và với điều kiện là tàu ngầm của Trung Quốc không bị phát hiện.

 

Malcolm Davis, chuyên gia an ninh cao cấp thuộc Viện chính sách Chiến lược Australia, nói rằng các bước phát triển trong chế tạo tên lửa của Trung Quốc đã trao cho nước này "khả năng đáp trả sống còn" có thể được triển khai nhanh chóng, tạo cơ hội tấn công đáp trả lớn hơn cho Trung Quốc.

"Phát triển các khả năng tên lửa đạn đạo phóng từ biển như JL-3 là rất quan trọng, đặc biệt là trong lúc Trung Quốc muốn bảo đảm một khả năng tấn công thứ hai" – ông Davis nói.

Nhưng vị chuyên gia cho rằng các tên lửa JL cần phải được phóng từ vị trí cách xa bờ biển Trung Quốc mới có thể với tới bờ Đông nước Mỹ.

"Do JL-3 phải được phóng từ biển Bột Hải mới có thể đem các đầu đạn tới Mỹ…nên sẽ là thách thức khi Trung Quốc muốn triển khai các tàu ngầm tên lửa đạn đạo đi đến vị trí xa mà không bị phát hiện" – ông Davis nhận định.

Timothy Heath, chuyên gia an ninh thuộc hãng phân tích Rand Corporation, nói JL-3 là một vũ khí đáng sợ, và cùng với DF-41, sẽ cho Trung Quốc "công cụ hữu hiệu để nhắm tới lãnh thổ Mỹ từ khoảng cách cực kỳ xa, điều này giúp tăng khả năng sống sót của các tên lửa Trung Quốc".

 

Ông Heath nói rằng điều này sẽ giúp ngăn chặn Mỹ can thiệp ở các vị trí gần Trung Quốc.

"Cùng nhau, các vũ khí truyền thống và hạt nhân của Trung Quốc sẽ làm tăng rủi ro và cái giá phải trả trong một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc" – ông nói – "Mục tiêu của họ là thuyết phục Mỹ rằng một cuộc chiến như vậy là không đáng nếu xét đến rủi ro, cho phép Trung Quốc "chiến thắng" trong các cuộc xung đột ví dụ như ở eo biển Đài Loan "mà không cần chiến đấu" với Mỹ".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm