Hé lộ tên lửa ‘phá vỡ mọi định luật’ của Su-57
Phi công Nga lái tiêm kích Su-57 “mui trần” khiến báo Mỹ kinh ngạc / 5 sự thật thú vị ít biết về Quân đội Mỹ
Theo đó, ấn phẩm cho biết: “Mặc dù chưa rõ chi tiết về tốc độ và tầm bắn của loại vũ khí mới được công bố, nhưng tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu trong thời gian rất ngắn, nên sẽ có rất ít thời gian để phản ứng lại”.
Su-57 đạt tốc độ bay siêu âm, vũ khí được giấu trong thân máy bay, bề mặt phủ lớp sơn hấp thụ sóng vô tuyến và được lắp đặt các trang thiết bị mới nhất. (Ảnh: RIA) |
The Drive cho biết thêm, loại vũ khí siêu thanh triển vọng này có thể dựa trên cơ sở tên lửa BrahMos-II do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất và tên lửa siêu thanh BrahMos-I hoặc Zircon của Nga.
Cũng theo ấn phẩm này, việc vũ khí siêu thanh được lắp đặt trong khoang máy bay Su-57 sẽ làm tăng sức hấp dẫn của loại máy bay tiêm kích này đối với khách hàng nước ngoài.
“Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi liệu loại vũ khí mới đang được ‘đồn đoán’ này có phải là thật hay không”, The Drive kết luận.
Tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 Su-57 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên mặt đất. Su-57 đạt tốc độ bay siêu âm, vũ khí được giấu trong thân máy bay, bề mặt được phủ lớp sơn hấp thụ sóng vô tuyến (công nghệ tàng hình) và được lắp đặt các trang thiết bị mới nhất.
Theo Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất (UAC) thuộc tập đoàn công nghệ khổng lồ Rostec của Nga, nhà máy Hàng không Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur, chi nhánh của công ty Sukhoi, sẽ tiếp tục công tác chuẩn bị và triển khai dây chuyền sản xuất hàng loạt Su-57. Từ năm 2021, nhà máy dự kiến sẽ tăng tốc chế tạo loại máy bay này.
Vào tháng 2, RIA trích dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự cho biết, máy bay Su-57 mang theo mô hình siêu vũ khí là loại tên lửa siêu thanh mới trong khoang đã bay thử nghiệm. Nguồn tin cho biết thêm rằng trong tương lai gần Nga có kế hoạch thực hiện các vụ thử nghiệm phóng tên lửa mới thuộc lớp không đối đất.
Theo các nguồn tin, Ấn Độ sẽ trở thành đối tác đầu tiên của Nga được nhận công nghệ siêu thanh cho tên lửa BrahMos sản xuất trong nước. Đó là BrahMos-II và vật thể phóng này có thể đạt tốc độ 2,5 km/s (9.250 km/h hay tương tốc độ gấp 8 lần âm thanh) và như vậy là đủ để có thể tránh được mọi hệ thống phòng không trên thế giới.
Tuy nhiên, thông tin về BrahMos II vẫn ít được biết đến, ngoại trừ việc nó sẽ được trang bị trên Su-30MKI Flanker của không quân Ấn Độ cũng như một loạt các nền tảng khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo