Quốc tế

Hé lộ 'tử huyệt' khiến Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ có thể bị tiêu diệt trong 7 phút

Hải quân Mỹ đang tồn tại “điểm yếu chết người”, khiến trụ sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có thể bị tiêu diệt trong vòng 7 phút mà không có khả năng chống trả.

Sợ thua kém Nga, Mỹ lắp cho B-52H tên lửa mang đầu đạn hạt nhân mới / Thổ Nhĩ Kỳ chưa muốn mua máy bay Nga vì mong chờ vào “phép màu” từ Mỹ

Theo Sohu ngày 7/11, khi đề cập đến sức mạnh quân sự số 1 của thế giới, phần lớn câu trả lời đầu tiên của dư luận sẽ là Mỹ, do Mỹ có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân, 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và hàng ngàn máy bay chiến đấu tiên tiến, đây là thực lực “cứng” được công bố của Mỹ và cũng là niềm kiêu hãnh của Quân đội Mỹ trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, các quốc gia khác cũng không ngừng tăng cường đầu tư phát triển sức mạnh quân sự, “huyền thoại” về Hải quân Mỹ “bất khả chiến bại” đang từng bước bị phá vỡ hoàn toàn.

“Huyền thoại” về Hải quân Mỹ “bất khả chiến bại” đang từng bước bị phá vỡ. Nguồn: Sohu

“Huyền thoại” về Hải quân Mỹ “bất khả chiến bại” đang từng bước bị phá vỡ. Nguồn: Sohu


Gần đây, truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích hiện trạng Quân đội Mỹ và chỉ ra, một khi Mỹ khai chiến cùng cường quốc khác, trừ các tàu chiến và sân bay, mục tiêu có thể bị tấn công đầu tiên là Trung tâm chỉ huy tiền tuyến của Mỹ. Các nước khác thậm chí có thể khiêu khích trụ sở chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, “trụ sở này có thể bị tiêu diệt bằng tên lửa trong thời gian 7 phút”.

Cần phải chỉ ra rằng, trong mười năm qua, do chiếm ưu thế lớn về Không quân, mô hình bố trí của Mỹ đã được tập trung hóa ở cấp độ cao, do vậy cùng với việc chế tạo ra nhiều loại tên lửa, đặc biệt là tên lửa siêu vượt âm, trong các loại báo cáo của Quân đội Mỹ cũng nhấn mạnh, khi đối mặt với các cuộc tấn công của loại tên lửa này, các căn cứ Không quân Mỹ sẽ trở thành “đống đổ nát” chỉ trong vài phút, kể cả trong căn cứ đó có máy bay chiến đấu F-22, F-35 cũng không thể kịp thời tổ chức các cuộc không chiến để ngăn chặn các tên lửa. Điều này cũng cho thấy, lợi thế về máy bay tàng hình của Mỹ sẽ dần dần không còn nữa.

Không quân Mỹ đang mất dần lợi thế của máy bay tàng hình trước tên lửa vượt siêu âm của các nước khác. Nguồn: Sohu

Trước đó, các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ đã “thẳng thừng” tuyên bố, Nga có tới 528 tên lửa chiến lược phóng từ mặt đất và trên tàu ngầm, trong đó có những tên lửa chứa 6-10 đầu đạn hạt nhân phân hướng. Đối mặt với cuộc tấn công của các tên lửa Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ “bó tay”. Ngoài ra, trong các cuộc thí nghiệm mô phỏng đối kháng vũ khí của nội bộ Quân đội Mỹ, nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy tàu Mỹ không thể giành thắng lợi trước tên lửa hiện đại của đối phương.

Phân tích chỉ ra rằng, tên lửa Pioneer, Zircon của Nga và các tên lửa vượt siêu âm của các quốc gia khác với tốc độ nhanh, tự do và linh hoạt sau giai đoạn tăng tốc và quỹ đạo thấp, tốc độ tối thiểu ở giai đoạn cuối cũng cao hơn Mach 5, trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot “đáng tự hào” của Mỹ chỉ có thể bay với tốc độ không quá Mach 4. Điều quan trọng là hệ thống chống tên lửa hiện tại của quân đội Mỹ không thể đánh chặn hiệu quả tên lửa vượt siêu âm.

DF-17 là tên lửa siêu vượt âm hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn: Sohu

Theo phân tích, hiện Trung Quốc đang sở hữu tên lửa vượt siêu âm DF-17, có tốc độ bay khoảng Mach 5 (khoảng 6.100 km/h). DF-17 có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân tầm bắn lên đến hơn 2.000 km, có thể vươn tới được các mục tiêu trong khu vực châu Á, thậm chí cả lãnh thổ Mỹ.

Còn đối với Nga, cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Yuri Borisov đã công khai tuyên bố, Nga đang phát triển tên lửa siêu vượt âm Avangard bay nhanh hơn 27 lần so với tốc độ âm thanh, và điều đó “về cơ bản sẽ khiến cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trở nên vô dụng”. Ngoài ra, hiện Nga cũng sở hữu tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal có thể phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31BM. Tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km, vận tốc tối đa Mach 10, được trang bị đầu dò chủ động trong pha tiếp cận mục tiêu, đường bay linh hoạt và gần như không thể đánh chặn.

 

Bênh cạnh đó, Nga còn có tên lửa siêu thanh Zircon, đây được coi là dòng vũ khí đối hạm "độc nhất vô nhị" trên thế giới. Mỹ và phương Tây không hề có loại vũ khí tương tự. Điểm mạnh của Zircon là vừa duy trì được khả năng cơ động ở tốc độ siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoạt động của hệ thống dẫn đường trong điều kiện nhiễu động plasma. Tốc độ siêu thanh kết hợp với cơ chế dẫn đường đặc biệt, quỹ đạo bay phức tạp khiến việc đánh chặn Zircon gần như không thể ở thời điểm hiện tại.

Tên lửa siêu vượt âm Avangard của Nga sẽ khiến tất cả hệ thống phòng thủ trên thế giới trở nên “vô dụng”. Nguồn: Sohu

Quân đội Mỹ nhận thức được thực tế rằng, các tên lửa tiên tiến không thể bị tấn công bằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay. Do đó, Mỹ phải tăng tốc độ nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu vượt âm. Hiện, Lục quân Mỹ đang có kế hoạch chế tạo tên lửa siêu thanh, theo kế hoạch, trước năm 2023 Lục quân Mỹ sẽ bố trí các tên lửa này, loại tên lửa này có thể được phóng từ bệ phóng cố định trên mặt đất hoặc bệ phóng di động, tốc độ có thể vượt qua Mach 5 và có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới trong vài phút. Dự kiến, năm 2020 sẽ tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu vũ khí, năm 2023 sẽ bước vào giai đoạn triển khai.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm