Vũ khí mang tên lãnh tụ Liên Xô trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Trong biên chế của Hải quân Đánh bộ Việt Nam hiện tại có một khẩu pháo mang tên lãnh tụ tối cao Liên Xô thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nga nói Trung Quốc sao chép trái phép hàng loạt vũ khí của Moscow / Vũ khí bí mật của Trung Quốc đủ sức tấn công mọi vị trí trên eo biển Đài Loan?
Đây là khẩu pháo cực độc mang tên lãnh tụ tối cao của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và tất nhiên, khẩu pháo này cũng được Liên Xô sử dụng với số lượng rất lớn trong cuộc chiến tranh lớn nhất lịch sử nhân loại này. Nguồn ảnh: VTV.
Sở dĩ khẩu pháo này được đặt tên theo lãnh tụ tối cao Stalin là do nhà máy nơi sản xuất ra khẩu pháo đầu tiên được đặt theo tên vị lãnh tụ này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo có cỡ nòng 76mm và được ra đời với nhiệm vụ diệt tăng. Khẩu pháo kéo này có trọng lượng tác chiến chỉ 1,1 tấn, hoàn toàn có thể cơ động trên chiến trường chỉ bằng sức của kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên lý thuyết, kíp chiến đấu của pháo ZIS-3 Stalin yêu cầu tối thiểu 7 người. Tuy nhiên, trong thực tế, khẩu pháo này có thể hoạt động tốt với chỉ ba người - tất nhiên là tốc độ bắn sẽ không bằng với kíp chiến đấu 7 người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo sử dụng nòng dài 3,4 mét - tương đương với 42,6 lần đường kính nòng pháo. Chiều rộng của khẩu pháo là 1,6 mét và chiều cao tối đa chỉ là 1,3 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với kích thước nhỏ gọn của mình, pháo chống tăng ZIS-3 Stalin rất thích hợp với chiến thuật phục kích xe tăng đối phương. Những trận địa pháo ZIS-3 khi được nguỵ trang tốt sẽ rất khó bị đối phương phát hiện bằng mắt thường hoặc từ máy bay trinh sát. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo sử dụng cỡ đạn 76,2x385mm, nòng pháo sau khi "hạ càng" có thể di chuyển theo phương ngang góc 54 độ hoặc theo phương thẳng đứng góc 42 độ, trong đó tối đa hạ góc nòng -5 độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
ZIS-3 có tốc độ bắn rất tốt, tối đa có thể lên tới 25 viên mỗi phút, phù hợp để đối đầu với chiến thuật "biển thiết giáp" được Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tầm bắn của pháo cũng khá ổn định, lên tới 13 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, Việt Nam từng loại biên khẩu pháo này và chuyển chúng vào kho dự trữ. Việc trang bị pháo ZIS-3 cho lực lượng Hải quân Đánh bộ cho phép lực lượng này có một loại hoả lực mạnh, trong lượng nhẹ để có thể cơ động trong tác chiến đổ bộ. Nguồn ảnh: QDND.
Phiên bản tự hành của pháo ZIS-3 là Su-76 là sự kết hợp giữa khẩu pháo chống tăng này trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70 cũng được Liên Xô sản xuất với số lượng khá lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tuy nhiên tới nay đã bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong tương lai, không loại trừ khả năng quân đội Việt Nam sẽ nâng cấp pháo ZIS-3 theo hướng tự hành hoặc nâng cấp hệ thống ngắm bắn điện tử, nạp đạn tự động để tăng hiệu quả tác chiến của khẩu pháo hơn 70 năm tuổi này. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Đầu năm 2019, lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam đã được biên chế lại những khẩu pháo ZIS-3 Stalin. Nguồn ảnh: Pinterest.