Hệ thống nhận diện địch-ta của MiG-29 Nga bị đánh cắp
Nga tuyên bố chuẩn bị tiếp nhận hệ thống phòng không S-500 đầu tiên / Nga bắt giữ 10 xe bọc thép Mỹ tại Syria
Chiến dịch này được thực hiện với sự hợp tác giữa Mỹ và Tây Đức. Cụ thể, Mỹ đã bí mật ký kết với Cơ quan Tình báo Tây Đức (BND) một thỏa thuận hợp tác vào ngày 7/5/1991: Một chiến dịch tình báo có mật danh Giraffe đánh cắp các phương tiện và bí mật kỹ thuật quân sự của Liên Xô.
Từng nhiệm vụ trong chiến dịch Giraffe được phân công rất rõ ràng. Người Đức chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và xử lý các tài liệu. Phía Mỹ đảm bảo biên dịch các thông tin nhận được và phân tích dữ liệu thông qua một đội ngũ hùng hậu các sĩ quan có trình độ tiếng Nga tốt.
Và kết quả họ thu được không nằm ngoài mong đợi. Giraffe đã có được hệ thống máy tính lắp trên khoang của loại máy bay tiêm kích MiG-29, hệ thống nhận dạng "địch - ta" trên trực thăng và MiG-29, các mẫu nhiên liệu hiện đại dùng trong quân sự, những mẫu đạn pháo binh và trang bị tên lửa đời mới nhất.
Tiêm kích MiG-29 Nga. |
Ngoài ra, điệp viên trong chiến dịch Giraffe còn thu được cả máy ngắm laser và máy đo độ xa lắp trên xe tăng, thiết bị nhìn ban đêm hay thậm chí danh sách các quân nhân trong đơn vị (kể cả địa chỉ và số điện thoại).
Chiến dịch đặc biệt này còn khiến nhiều sĩ quan biến chất tự dâng bí mật cho phương Tây, trong đó đáng kể nhất là những bộ phận của tăng T-80, kể cả nguyên phần động cơ cũng như hệ thống dẫn hướng.
Không những vậy, chiến dịch Giraffe còn thu được rất nhiều mã số bí mật, các sách mật mã cũng như nhiều kế hoạch chiến lược của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên xô.
Những chuyên gia của họ sau đó đã rất hào hứng nghiên cứu các mẫu trang bị thu được với mật danh 9K116 và 9M117 đang sử dụng các hệ thống dẫn hướng bằng laser hiện đại nhất.
Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U được bố trí tại Đông Đức, có khả năng chỉ sau một loạt đạn có thể tiêu diệt một nửa lãnh thổ Tây Đức.
Giới chuyên gia cho rằng, loại vũ khí đặc biệt của liên xô Mỹ và phương Tây thu được trong chiến dịch đánh cắp khổng lồ này chính là tiêm kích Yak-141 và thành quả thu được chính là chiếc F-35B.
Năm 1991, Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ đã nhận được một số tài liệu từ Giraffe liên quan đến Yak-141.
Đó là thông tin vô cùng quan trọng, thừa đủ điều kiện để cho phép nhà sản xuất Mỹ bắt đầu phát triển động cơ - trái tim của những chiếc máy bay F-35B hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, Mỹ từng nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Nga về vấn đề này.
Ngoài những công nghệ trong những chương trình vũ khí nói trên, nguồn tin quân sự Nga cung cấp cho RIA còn tiết lộ, hệ thống ghế phóng của phi công K-36DM, một số loại súng máy 12,7mm, súng trường tấn công cũng bị Mỹ đánh cắp công nghệ và phát triển phiên bản riêng của mình. Đặc biệt trong đó là súng trường tấn công AK-47.
Sự sụp đổ của Liên Xô và khối Hiệp ước Vacsava đã tạo điều kiện đáng kể cho tình báo NATO hoạt động. Nếu trước đó, các thiết bị quân sự của Liên Xô rơi vào tay phương Tây chủ yếu là chiến lợi phẩm quân đội Israel đoạt được tại Ai Cập và Syria, thì sau năm 1991, việc đoạt bí mật quân sự của Liên Xô dễ dàng hơn nhiều.
Kết quả là Mỹ và các đồng minh của nước này, cũng như các nước như Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc, có trong tay nhiều mẫu vũ khí Xô viết. Một lượng lớn vũ khí đó được lấy trong kho của quân đội CH Dân chủ Đức trước đây.
Người Đức bán cho tất cả những ai muốn sở hữu chúng. Kết quả là, tăng T-72M1 được nghiên cứu tại Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc. Một lượng lớn công nghệ máy bay và tên lửa được đưa tới Mỹ.
Có thể nói các nước thuộc Hiệp ước Vacsava chủ yếu được trang bị công nghệ đã được xuất khẩu hoặc từng do quân đội Liên Xô sử dụng. Tuy nhiên vấn đề nằm ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Ví dụ Moldova bán cho Mỹ một lượng lớn máy bay MiG-29. Trong thập niên 1990, rất nhiều mẫu vũ khí mới nhất của Nga được đưa ra bên ngoài. Đó là xe tăng T-80U, BMP-3, SAU 2S19M MSTA, hệ thống phòng không Tor, Tunguska, S-300V, tên lửa đối hạm.
Chỉ tới cuối thập niên 1990, Nga mới thận trọng hơn với phương Tây. Còn Mỹ ngày càng quan tâm tới khí tài Nga. Họ muốn mua tăng T-90, hệ thống bảo vệ chủ động Arena cùng các bí mật quân sự khác song bị Nga "lịch sự" từ chối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này