Sự thật không ngờ về việc "F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bỏ chạy khi bị MiG-29 Syria truy kích"
Trong cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-29 Syria và F-16 Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời tỉnh Idlib, vị trí giữa người đi săn và kẻ bị săn đuổi thực chất phải đổi lại cho nhau.
Vì sao siêu tiêm kích Su-57 đắt tiền, vẫn đắt khách? / Mỹ bắt đầu triển khai tàu đổ bộ USS America mang theo tiêm kích F-35B
Trong những ngày vừa qua, tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện vai trò đáng sợ và hiệu suất chiến đấu cao trên chiến trường Syria.
Ngoài thực hiện nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất thì F-16 Thổ Nhĩ Kỳ còn trực tiếp đảm nhiệm vai trò tiêm kích phòng không, đánh chặn các chiến đấu cơ của không quân Syria.
Theo ghi nhận, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ ít nhất 2 máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và 1 máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 của không quân Syria.
Nhưng theo báo chí Nga, việc F-16 chiến thắng các loại chiến đấu cơ không có chức năng không chiến mạnh là điều chẳng có gì đáng nói, năng lực của nó chỉ có thể bộc lộ thực sự khi đối đầu tiêm kích chuyên nghiệp của Syria, ví dụ như MiG-29.
Không phải chờ đợi lâu, sáng ngày 4/3, các tiêm kích MiG-29 của không quân Syria (SyAAF) đã được phát hiện trên bầu trời, chúng bắt đầu tiến hành hoạt động tuần tra trên không phận của khu vực các tỉnh Aleppo và Idlib.
Trang Avia của Nga cho biết, sau khi nhận thấy sự xuất hiện của MiG-29 Syria, F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải rút lui do thực tế là MiG-29 được trang bị tên lửa có tầm bắn lớn hơn nhiều.
Theo tờ báo Nga, MiG-29 có thể tấn công từ xa lên tới 70 - 80 km, trong khi tầm bắn tối đa của tên lửa không đối không trang bị cho F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khoảng 50 km.
Các tiêm kích MiG-29 của Syria được cho là đã trải qua nâng cấp theo tiêu chuẩn SM. Các chiến đấu MiG-29SM có thể sử dụng tên lửa không đối không R-77 tiên tiến và triển khai nhiều loại đạn dẫn đường chính xác khác.
Bên canh đó, gần đây truyền thông Syria còn công bố bức ảnh cho thấy một máy bay tiêm kích MiG-29SM của nước này được trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử loại mới.
Hệ thống tích hợp nằm ở một trong những điểm treo cứng dưới cánh của tiêm kích MiG-29 được xác định chính là pod gây nhiễu điện tử Talisman (ADS) do Belarus sản xuất.
Talisman ADS có nhiệm vụ bảo vệ máy bay chống lại tên lửa không đối không và đất đối không, thiết bị sẽ tự nhận biết các mối nguy cơ và được vận hành hoàn toàn tự động, theo đánh giá sẽ khiến F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể ngắm bắn.
Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng tác dụng của khí tài Talisman ADS chẳng hề "thần diệu" đến vậy, nhất là khi radar AN/APG-68 của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ có năng lực chống nhiễu rất tốt.
Không chỉ có vậy, F-16 Thổ Nhĩ Kỳ thực chất còn được trang bị tên lửa không đối không AIM-120C5 có tầm bắn 110 km, vượt xa con số 50 km mà báo chí Nga đăng tải, mang lại cho nó ưu thế cực lớn khi đối đầu MiG-29.
Tuy nhiên chi tiết quan trọng nhất lại nằm ở bức ảnh chụp chiếc MiG-29 ngoài thực địa, khi đó nó chỉ mang 2 bình rocket dưới cánh để làm nhiệm vụ tấn công mặt đất và hoàn toàn không có tên lửa không đối không.
Như vậy thực chất khi đó chiếc MiG-29 của không quân Syria đang thực hiện chức năng như một chiếc Su-22, đó là bổ nhào phóng rocket tấn công mặt đất chứ không phải là bảo vệ không phận.
Do không có vũ khí không chiến phù hợp, nên thực chất sau khi phát hiện F-16 Thổ Nhĩ Kỳ ở phía rìa biên giới, phi công lái chiếc MiG-29 của Syria đã phải cấp tốc rút lui.
Trong vụ việc vừa qua, vai trò kẻ đi săn và đối tượng bị săn đuổi thực chất phải đảo ngược chứ không như những gì trang Avia của Nga đăng tải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo