Quốc tế

Hệ thống phòng không VL Mica và Spyder-SR cạnh tranh nảy lửa vì hợp đồng 2,1 tỷ USD

Hai hệ thống phòng không tầm ngắn VL Mica và Spyder-SR sẽ đối đầu nhau để giành hợp đồng trị giá 2,1 tỷ USD tại Romania.

Nga 'phủi bụi' tiêm kích MiG-35 bị bỏ quên và chuẩn bị cho thỏa thuận lớn? / Hệ thống phòng không Patriot 'tiêu diệt' Su-34, Su-35 và 3 Mi-8 trong 300 giây?

Spyder-SR cùng với VL Mica là các hệ thống phòng không tầm ngắn, và dù lựa chọn thế nào đi nữa thì Romania vẫn sẽ là quốc gia NATO đầu tiên vận hành một trong các tổ hợp này.

Spyder-SR cùng với VL Mica là các hệ thống phòng không tầm ngắn, và dù lựa chọn thế nào đi nữa thì Romania vẫn sẽ là quốc gia NATO đầu tiên vận hành một trong các tổ hợp này.

Dựa trên kinh nghiệm từ cuộc xung đột Ukraine, Romania đang tăng cường khả năng phòng không trước tiên là những tổ hợp tầm ngắn nhằm thay thế SA-6 Gainful, mặc dù kế hoạch đã được vạch ra vào năm 2019 nhưng thực tế triển khai vẫn chưa có tiến triển.

Đặc biệt, cuộc đấu thầu các hệ thống phòng không mới, được cho là sẽ thay thế những tổ hợp chế tạo từ thời Liên Xô dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2022, nhưng đến nay Bucharest mới tiến gần đến việc công bố đấu thầu.

Đồng thời như ấn phẩm Defense News đề cập sau khi tham khảo nguồn tin riêng của mình trong Bộ quốc phòng Romania, chỉ có hai ứng cử viên sẽ tham gia cuộc đua tranh nói trên.

 

Theo thông báo, hệ thống phòng không VL Mica của Tập đoàn châu Âu MBDA và Spyder-SR do công ty Rafael của Israel chế tạo sẽ tham gia giành hợp đồng.

Được biết tổng giá trị của đơn đặt hàng lên tới 2,1 tỷ USD, nhưng chưa rõ sẽ dành toàn bộ cho các tổ hợp phòng không thế hệ mới, hay còn phân bổ thêm cho tên lửa vác vai (MANPADS) và như Mistral 3?

Nhưng việc "lựa chọn thí sinh" tham gia cuộc thi chỉ bao gồm VL Mica và Spyder-SR còn hơn cả thú vị. Theo đặc điểm công bố, VL Mica của Châu Âu - vốn là hệ thống phòng không hải quân, có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly tới 20 km và ở độ cao tới 9 km.

 

Bản thân đạn đánh chặn của hệ thống phòng không VL Mica là một biến thể của tên lửa không đối không Mica dùng cho máy bay chiến đấu, nó được sửa đổi để phóng thẳng đứng từ mặt đất, ngoài ra có thể sử dụng tên lửa với đầu dẫn hồng ngoại hoặc radar.

Vấn đề nữa cần nói tới ở đây chính là mặc dù có những đặc điểm kỹ chiến thuật khá thú vị, tuy nhiên hệ thống phòng không VL Mica vẫn chưa thể tự hào về lượng khách hàng lớn.

Theo ghi nhận, hệ thống phòng không này hiện chỉ đang được vận hành bởi Botswana, Morrocco và Saudi Arabia (theo Military Balance 2023), trong số các nhà khai thác khác, một số nguồn đôi khi chỉ ra thêm Georgia, Oman và Thái Lan.

 

Trong khi đó hệ thống phòng không Spyder có 4 phiên bản, biến thể Spyder-SR có tầm bắn tới 20 km và độ cao khoảng 9 km thuộc phân khúc tầm ngắn.

Spyder-SR cũng sử dụng tên lửa không đối không Python-5 được điều chỉnh để phóng từ mặt đất với đầu dẫn đường hồng ngoại, và/hoặc tên lửa Derby với đầu dẫn radar. Các nhà khai thác Spyder-SR được biết đến bao gồm Singapore, Georgia, Ấn Độ...

Đồng thời hệ thống tên lửa phòng không Spyder nhưng ở phiên bản tầm xa LR với tầm bắn lớn hơn đáng kể, lên tới 80 km đã được đưa vào sử dụng ở một số nước NATO.

 

Spyder-LR là lựa chọn của Cộng hòa Séc khi Prague quyết định đặt mua 4 khẩu đội với trị giá 460 triệu USD vào tháng 10 năm 2021, họ đã nhận được hệ thống đầu tiên trước cuối năm 2022.

Chính vì vậy, lựa chọn của Romania (nếu được thực hiện) thì có nghĩa quân đội nước này sẽ là khách hàng đầu tiên vận hành VL Mica hoặc Spyder-SR trong số các quốc gia NATO.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm