Quốc tế

Nga 'phủi bụi' tiêm kích MiG-35 bị bỏ quên và chuẩn bị cho thỏa thuận lớn?

Chỉ cách đây 1 năm, nhiều chuyên gia đã tiên đoán về sự sụp đổ của tiêm kích MiG-35 thuộc thế hệ 4++, nhưng giờ đây mọi việc đã khác.

Tên lửa AIM-120 AMRAAM trên tiêm kích F-16 gây nguy cơ lớn cho Không quân Nga / Nga chế tạo tiêm kích tàng hình siêu âm đặc biệt dựa trên Su-30MK

Giờ đây đã có lời kêu gọi khẩn cấp đối với Nga về việc tăng cường sản xuất máy bay chiến đấu mới, trong đó bao gồm tiêm kích MiG-35 nhằm đáp ứng nhu cầu trước những thách thức mới.

Giờ đây đã có lời kêu gọi khẩn cấp đối với Nga về việc tăng cường sản xuất máy bay chiến đấu mới, trong đó bao gồm tiêm kích MiG-35 nhằm đáp ứng nhu cầu trước những thách thức mới.

Nguyên nhân là bởi đối thủ của Nga đang có một phi đội F-16, F-15, F-35 và F-22 đông đảo. Ngay cả với Su-35 và đáng chú ý hơn là Su-57, Nga vẫn phải đối mặt với khoảng cách đáng kể trong lĩnh vực hàng không.

Những gì Nga cần bây giờ là các phi đội máy bay chiến đấu vừa tiết kiệm chi phí vừa nhẹ hơn, do vậy MiG-35 được xem như một sự phù hợp và hoàn hảo.

Đưa ra cái nhìn sâu sắc của mình, ông Sergey Korotkov, nhà thiết kế chính của Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC) giải thích:

 

“Với những yêu cầu ngày nay, MiG-35 cần được triển khai nhiều hơn trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS). Một số chuyến bay thử nghiệm sắp diễn ra và sau đó Bộ Quốc phòng sẽ quyết định xem có nên tiếp tục sản xuất hàng loạt dòng chiến đấu cơ này hay không”.

MiG-35 - một phiên bản sửa đổi từ MiG-29 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2016. Hiện tại VKS chỉ có 6 tiêm kích loại này. Theo ông Korotkov, điều thú vị là nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến chiếc chiến đấu cơ nói trên.

Theo ông Korotkov, điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu của MiG-35, một số cuộc đàm phán nhằm đưa chiếc máy bay này ra thị trường quốc tế đã bắt đầu vào năm 2023.

 

Khi so sánh với chiến đấu cơ của Mỹ, MiG-35 sánh ngang với các phiên bản mới nhất của F-16, trong khi Su-35 "phản chiếu" F-15. Điều đáng chú ý là Không quân Mỹ sở hữu số lượng F-16 gấp đôi so với F-15.

Quan sát Không quân Mỹ, có thể thấy rõ ràng lý tưởng nhất là Không quân Nga nên có nhiều máy bay chiến đấu MiG hạng nhẹ hơn thay vì Su-35 hạng nặng. Nhưng đến bây giờ, điều này dường như là một giấc mơ hơn là hiện thực đối với Nga.

Mặc dù vậy, có sự lạc quan rằng bối cảnh có thể thay đổi trong thời gian tới, khiến dòng MiG-35 có thể tiếp cận được với người Nga. Câu hỏi bây giờ là điều gì đang cản trở thực hiện kế hoạch?

 

Trước đây, MiG-35 đã bị loại khỏi cuộc chơi vì một số lý do. Cho đến năm 2022, giới chức quân sự nhận thấy Nga không cần đến hai dòng máy bay chiến đấu đồng thời, cả hạng nhẹ và hạng nặng (Su và MiG).

Ngoài ra, công ty Sukhoi đã giành được chiến thắng trong bối cảnh tình hình chính trị tại Nga thay đổi, họ giành gần như toàn bộ các hợp đồng, khiến MiG không còn nguồn lực để phát triển.

Mặc dù vậy phần lớn trở ngại đã không còn tồn tại. Bối cảnh được định hình lại đáng kể vào năm 2022. Do vậy, giờ đây đã có một lộ trình rõ ràng cho việc sản xuất một lô MiG-35 với quy mô khiêm tốn nhưng có ý nghĩa.

 

Nhiều người cũng đã đặt câu hỏi về sự cần thiết của MiG-35, bày tỏ lo ngại về khả năng tác chiến của nó khi đặt cạnh Su-35 nặng hơn, mạnh mẽ hơn và những sản phẩm tương đương của phương Tây.

Nhưng điều đáng chú ý là Mỹ và nhiều quốc gia NATO khác vẫn đang nhanh chóng phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, những ví dụ điển hình là F-16, Gripen, Eurofighter, Rafale...

Vấn đề nữa, thật hợp lý khi đặt câu hỏi về trọng lượng của MiG-35. Khác với JAS-39 Gripen và F-16, MiG-35 có 2 động cơ, khiến nó nặng hơn và đắt hơn, ngoài ra thật khó để tranh luận rằng nó nhẹ hơn hoặc rẻ hơn Su-35.

 

Mặc dù sự khác biệt có thể chỉ là 1,5 lần, trong khi cách biệt rõ rệt lên tới 2 - 3 lần giữa F-16 và F-15 cho thấy khoảng cách sản phẩm của tổ hợp MiG vẫn còn vấn đề gây vướng mắc.

Một số nhà phê bình tán thành việc chờ đợi máy bay chiến đấu một động cơ Su-75. Tuy nhiên mốc thời gian ra mắt vẫn chưa rõ ràng, thậm chí nó mới chỉ là mô hình, bởi vậy trong lúc chờ đợi, việc sản xuất thêm MiG-35 được xem như lựa chọn hợp lý.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm