Quốc tế

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

Lực lượng Hamas đã nã rocket vào thành phố Tel Aviv của Israel, buộc nước này phải sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Giải mã hồ sơ: Liên Xô từng có kế hoạch sản xuất các loại vũ khí bất thường / Top 5 loại vũ khí giúp quân đội Mỹ tự tin chiến đấu với mọi kẻ thù

Hệ thống “Vòm Sắt”

“Kipat Barzel” (trong tiếng Anh là Iron Dome - “Vòm Sắt”, “Mũ Sắt”) là một hệ thống phòng không di động được các công ty Israel Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries phát triển với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật củaMỹ. Hệ thống Vòm Sắt ra đời sau cuộc xung đột năm 2006, khi Israel đấu với tổ chức Hồi giáo Hezbollah. Hezbollah đã phóng hàng nghìn tên lửa, giết chết hàng chục người và gây thiệt hại lớn cho Israel.

Vòm Sắt sử dụng công nghệ lần đầu tiên được áp dụngtrong hệ thống tên lửa đất đối không SPYDER (Surface-to-air PYthon and DERby) của Rafael, được triển khai lần đầu vào ngày 27/3/2011, gần Beersheba; ngày 7/4/2011, lần đầu tiên hệ thống đã chặn một thành công tên lửa Grad phóng đi từ Dải Gaza. Mỗi khẩu đội Vòm Sắt có giá khoảng 50 triệu USD; đến nay, có 5 khẩu đội (15 bệ phóng) này đang hoạt động, nhưng Israel dự định có thêm 8 khẩu đội nữa.

Vòm Sắt - hệ thống phòng không di động của Israel dùng đánh chặn tên lửa, đạn pháo, cối; Nguồn: naukatehnika.com

Vòm Sắt - hệ thống phòng không di động của Israel dùng đánh chặn tên lửa, đạn pháo, cối; Nguồn: naukatehnika.com

Khẩu đội Iron Dome bao gồm một radar mảng pha quét điện tử đa năng (AESA) EL/M-2084, một đài chỉ huy và ba bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir; hoạt động ở chế độ tự động giám sát tình hình trên không. Tamir là tên lửa phòng không tương đối nhỏ với đầu dẫn đường bằng radar chủ động. Tên lửa đánh chặn Tamir (khối lượng 90kg, dài 3 m, đường kính 160 mm, tầm bắn 17 km, dùng ngòi nổ không tiếp xúc) có giá xấp xỉ 60.000 USD. Tổ hợp được chế tạo theo dạng “container” cho phép vận chuyển và triển khai nhanh chóng.

Tên lửa có điều khiển Tamircó hệ thống dẫn đường kết hợp - đầu tiên, có sự hiệu chỉnh vô tuyến từ radar trên mặt đất. Mỗi khẩu đội có đội ngũ nhân viên khoảng 100 người phục vụ. Radar phát hiện đầu đạn của đối phương và truyền dữ liệu về đài chỉ huy. Sau khi Iron Dome phát hiện ra tên lửa đang lao tới, nó sẽ bắt đầu theo dõi và có khả năng theo dõi đến 1.100 tên lửa cùng một lúc.

Dựa trên những dữ liệu bay, quỹ đạo gần đúng của tên lửa được tính toán. Nếu quỹ đạo tên lửa hướng đến khu vực cần bảo vệ thì tên lửa đánh chặn Tamir được phóng đi. Thời gian phản ứng, từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa, chỉ vài giây. Vòm Sắt có khả năng chống lại tên lửa không điều khiển có tầm bắn từ 4-70 km, có hiệu quả chống lại máy bay bay ởđộ cao 10.000m. Ngày 10/3/2012, The Jerusalem Post cho biết, hệ thống đã bắn hạ 90% tên lửa phóng từ Gaza nhằm vào các khu vực dân cư; đến tháng 11/2012, hệ thống đã chặn được trên 400 rocket.

Đối với vũ khí hiện đại, cụ thể là tên lửa siêu thanh, tổ hợp của Israel không được tối ưu hóa để đối phó với các mục tiêu như vậy, Vòm Sắt chủ yếu được “giăng” để đánh chặn đạn pháo, tên lửa của nhiều hệ thống rocket phóng loạt... Vòm Sắt không có đủ năng lượng, tầm bắn, độ cao và khả năng tăng tốc để chống lại các tên lửa đạn đạo và siêu thanh lớn.

 

Sự kiện mới nhất

Tối 10/5/2021, các đội vũ trang của Palestine một lần nữa tấn công lãnh thổ Israel bằng việc sử dụng các loại tên lửa không điều khiển, cả sản xuất thủ công và do nhà máy chế tạo. Người Palestine sử dụng các loại vũ khí tên lửa thô sơ nhất, không thực hiện cơ động theo quỹ đạo phức tạp và không tìm cách né tránh. Theo nhiều báo cáo khác nhau, trong 3 ngày, số lượng tên lửa phóng từ phía Palestine sang Israel khoảngtừ 500-1.500 quả.

Hamas và các nhóm khác đã bố trí tên lửa từ các hốc ẩn nằm rải rác trên Gaza và phóng chúng về hướng khu định cư, thị trấn hoặc thành phố của Israel. Mặc dù những tên lửa này không chính xác, nhưng chúng cũng khó bị phát hiện trước khi phóng và bắn với số lượng lớn, do đó trở thành vũ khí hiệu quả.

Hệ thống Vòm Sắt được cho là hệ thống hoàn hảo có hiệu quả chiến đấu cao. Nguồn: wikipedia.org

Hệ thống Vòm Sắt được cho là hệ thống hoàn hảo có hiệu quả chiến đấu cao. Nguồn: wikipedia.org

 

Để bảo vệ các thành phố, cơ sở hạ tầng và dân chúng, Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch Tường thành, sử dụng tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa chiến thuật hiện có, bao gồm cả Vòm Sắt nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, một số trong số tên lửa đã bắn trúng các ngôi nhà, khiến 2 người thiệt mạng, trong khi những tên lửa khác bắn trúng một chiếc xe buýt…

Hiệu quả gây tranh cãi

Theo các nguồn tin, từ ngày 10-12/5, dân quân Palestine đã sử dụng hơn 1.000 quả rocket không điều khiển; ít nhất 150-200 quả không đạt được quỹ đạo tính toán và rơi xuống Dải Gaza; vài trăm quả rơi ngoài các khu dân cư; hàng trăm tên lửa khác đã bị Iron Dome đánh chặn thành công. Trong khi đó, khoảng 30-35 tên lửa có thể đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa và rơi xuống các khu định cư, gây thương vong, đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về hiệu quả của hệ thống, khả năng chống lại các mối đe dọa nghiêm trọng hơn của Vòm Sắt.

Trước đó, đáng chú ý là việc một tên lửa không xác định được phóng từ lãnh thổ Syria “qua mặt” hệ thống phòng thủ Israel. Tên lửa "hạ cánh" gần cơ sở hạt nhân của Israel tại Dimona, nơi được cho là trung tâm của chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Một số báo cáo chưa được xác minh cho rằng, cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Iran - có thể là Fateh-110 - được bắn như một lời cảnh báo cho Israel để làm nổi bật tính dễ bị tổn thương.

 

Về nguyên tắc, loại tên lửa không điều khiển như trường hợp phóng từ Dải Gaza, là một bài tập khá tiêu chuẩn đối với nhiều loại hệ thống phòng không. Đồng thời, Iron Dome không chỉ có thể bảo vệ khỏi tên lửa, mà còn khỏi các phương tiện bay không người lái.

Iron Dome có khả năng theo dõi tới 200 mục tiêu bằng rocket không điều khiển (hay đạn pháo) mỗi phút, nhưng trong thực tế, đánh giá kết quả chiến đấu mới đây, thì hiệu suất thấp hơn. Quân đội Israel cho biết 90% tên lửa bay tới không phận Israel đã bị phá hủy bởi Iron Dome, tuy nhiên, còn 10% đã vượt qua nó. Một số báo cáo dẫn lời các nhà phân tích phương Tây cho rằng số lượng lớn đạn pháo bắn vào Israel có thể khiến hệ thống Vòm Sắt bị quá tải.

Hệ thống Vòm Sắt đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi. Nguồn: naukatehnika.com

Hệ thống Vòm Sắt đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi. Nguồn: naukatehnika.com

Hamas đang giải quyết vấn đề vượt qua Vòm Sắt bằng một phương pháp đơn giản - gây bão hòa các kênh dẫn đường và khả năng hỏa lực của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa bằng cách tấn công hàng loạt tên lửa không điều khiển. Washington Post cho biết, một số nhà phân tích quân sự đang nghi ngờ về con số 90% tên lửa bị đánh chặn. Nếu nhóm chiến binh phóng 2.000 tên lửa và 500 tên lửa có nguy cơ đe dọa, thậm chí với tỷ lệ đánh chặn 85% sẽ vẫn có 75 tên lửa rơi vào các khu vực đông dân cư.

 

Theo các chuyên gia, giả sử rằng khoảng 60% tên lửa chỉ đơn giản là không đi chệch hướng vì chúng bay vào những nơi vắng vẻ, thì khẩu đội phòng thủ tập trung vào 40% còn lại. Nếu các tên lửa này bay cùng một lúc, gần như không thể ngăn chặn chúng. Khoảnh khắc này là không thể tránh khỏi. Các chuyên gia đồng ý rằng hệ thống của Israel vẫn khá hiệu quả và đồng ý rằng không có hệ thống nào trên thế giới có thể hoạt động hiệu quả 100%, nhưng Iron Dome - Vòm Sắt là hệ thống hoàn hảo duy nhất thuộc loại này và nó đóng vai trò quyết định trong việc giảm tổn thất cho Israel.

Đánh chặn mục tiêu trên không luôn là một quá trình mang tính xác suất. Điều quan trọng cần hiểu là mỗi tên lửa phòng không của tổ hợp Iron Dome có giá cao hơn các sản phẩm tự chế thô sơ mà người Palestine đã dùng. Chi phí của một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa như vậy đã rất cao, trong chiến đấu, khi đẩy lùi các cuộc pháo kích/tấn công lớn, chi phí còn cao hơn. Tên lửa phòng không tầm ngắn Tamir với đầu dò radar chủ động đánh chặn tên lửa tự hành có giá vài trăm USD với tỷ lệ ít nhất là 1:1. Và mặc dù trên mạng và báo chí thường chỉ ra chi phí của hệ thống phòng thủ tên lửa Tamir trong khoảng 20.000-40.000 USD, nhưng dữ liệu về chi phí đáng tin cậy trên 100.000 USD.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện tại Vòng Sắt-Iron Dome chỉ có chức năng che chắnchứ không có khả năng bảo vệ. Hệ thống như Iron Dome phải được bổ sung bằng hệ thống phòng thủ tích cực hơn, chẳng hạn như chủ động tìm kiếm các kho chứa tên lửa và bệ phóng trước khi chúng được sử dụng và ra tay tiêu diệt chúng trước, bằng các cuộc không kích và pháo binh.

Israel dự kiến ​​sẽ đầu tư nhiều hơn vào hệ thống phòng không trong tương lai và có khả năng tìm cách hiện đại hóa hơn nữa Vòm Sắt, nâng cao độ tin cậy của nó, trong khiđối thủ cũng sẽ phát triển những loại vũ khí khó đánh chặn hơnđể làm suy yếu nghiêm trọng những nỗ lực đó. Hiện tại, Iron Dome không phải là một lá chắn không thể bị xuyên thủng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm