Quốc tế

Hình ảnh đầu tiên về hệ thống phòng không ‘lai’ vũ khí Mỹ và Liên Xô

Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine ngày 27/5 đã công bố những bức ảnh đầu tiên về hệ thống phòng không "FrankenSAM" - một hệ thống kết hợp giữa vũ khí của Liên Xô và Mỹ.

So sánh sức mạnh xe tăng T-90M và Leopard 2A4 trên chiến trường Ukraine / Bỉ ra điều kiện gì khi đồng ý cung cấp 30 tiêm kích F-16 cho Ukraine?

Theo tờ Business Insider, hệ thống phòng không kết hợp này trước đó đã được công bố vào tháng 10/2023, nhưng đây là lần đầu tiên Ukraine chính thức tiết lộ những hình ảnh của hệ thống.

>> Xem thêm: Đô đốc Anh tiết lộ về việc Ukraine tăng cường tấn công tầm xa vào Nga

Được biết Ukraine và Mỹ đang thực hiện các dự án "FrankenSAM" để tận dụng kho vũ khí cũ của Kiev. Hệ thống FrankenSAM kết hợp các bệ phóng của Liên Xô với tên lửa của Mỹ.

Theo những hình ảnh đăng tải trên trang Facebook chính thức của Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine, hệ thống phòng thủ có bệ phóng Buk-M1 tự hành. Phần linh kiện phía trên thì vẫn đang được che chắn.

>> Xem thêm: Thế yếu của xe tăng trong tác chiến thế kỷ 21, khi UAV lên ngôi

Hệ thống phòng thủ FrankenSAM được Ukraine thử nghiệm. Ảnh: Facebook Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine

Hệ thống phòng thủ FrankenSAM được Ukraine thử nghiệm. Ảnh: Facebook Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine

Các hãng tin quốc phòng Ukraine xác nhận hệ thống FrankenSAM được trang bị tên lửa RIM-7 của Mỹ. Trong khi đó, bệ phóng Buk được cho là duy trì hình dạng bên ngoài, với bệ phóng ban đầu và vòm radar còn nguyên vẹn.

>> Xem thêm: Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Kèm theo hai bức ảnh mà Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông đăng tải, một sĩ quan tham gia vận hành hệ thống tiết lộ FrankenSAM đã hạ gục một máy bay không người lái Lancet và một máy bay không người lái Orlan-10. Dự kiến hệ thống phòng thủ này có thể được triển khai để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ hơn.

Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã hợp tác với các kỹ sư Mỹ thử nghiệm việc sử dụng hệ thống Buk có từ thời Liên Xô để phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow cũ do Washington cung cấp trong bối cảnh Kiev khó có thể mua được đạn dược cho các bệ phóng Buk vì Nga sản xuất chúng.

 

>> Xem thêm: Mỹ tiết lộ lý do cung cấp tên lửa ATACMS tầm bắn 300km cho Ukraine

Chính với lý do trên, FrankenSAM - một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không kết hợp đã ra đời.

Bên cạnh FrankenSAM, báo New York Times trước đó cũng đưa tin Ukraine và Mỹ đang cố gắng kết hợp tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder với hệ thống radar của Liên Xô và tên lửa Patriot với hệ thống radar do Ukraine sản xuất.

>> Xem thêm: Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ các khí tài sẽ cung cấp cho Ukraine

Đây là những sự kết hợp mang tính thử nghiệm của các hệ thống được xây dựng riêng biệt giữa các bên đối lập trong Chiến tranh Lạnh song mang lại hiệu quả. FrankenSAM được báo cáo là đã tiêu diệt mục tiêu đầu tiên vào tháng 1, khi Ukraine cho biết hệ thống đã phá huỷ một máy bay không người lái Shahed ở khoảng cách 8,8 km.

 

Theo Không quân Ukraine, tên lửa RIM-7, được phát triển vào những năm 1960, có tầm bắn ngắn hơn các loại đạn truyền thống do Liên Xô sản xuất mà Buk được thiết kế để bắn.

Tầm bắn của RIM-7 là khoảng 20 km ở khoảng cách bằng phẳng và khoảng 15 km khi ở trên cao, trong khi 9M38 của Liên Xô có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới gần 30 km.

Những bức ảnh chính thức của FrankenSAM được đăng tải khoảng ba tuần sau khi lực lượng Nga tuyên bố đã phá hủy một chiếc Buk M-1 của Ukraine bằng máy bay không người lái ở Kharkov. Một đoạn video được công bố trực tuyến cho thấy hệ thống Buk được trang bị tên lửa đã được điều chỉnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm