Quốc tế

Mỹ tiết lộ lý do cung cấp tên lửa ATACMS tầm bắn 300km cho Ukraine

Quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ lý do Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS tầm bắn 300km cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ các khí tài sẽ cung cấp cho Ukraine / Khói ngụy trang giúp Nga chọc thủng phòng tuyến Ukraine

New York Times dẫn lời các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đưa tin Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sẽ cho phép lực lượng Kiev nhắm mục tiêu vào Bán đảo Crimea “hiệu quả hơn”.

my tiet lo ly do cung cap ten lua atacms tam ban 300km cho ukraine hinh anh 1

Tên lửa ATACMS được phóng trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc năm 2017. Ảnh: Getty

Mỹ đã bí mật gửi cho Ukraine một số lượng tên lửa ATACMS tầm xa vào tháng trước. Các quan chức Mỹ đã xác nhận thông tin này sau khi một số hãng truyền thông nói rằng Ukraine đã bắt đầu sử dụng vũ khí mới để tấn công các mục tiêu của Nga ở cách xa tiền tuyến.

NYT ngày 25/4 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết “mục tiêu” của việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine là nhằm gây thêm áp lực lên bán đảo Crimea

Mỹ đã chuyển tên lửa ATACMS, được cho là có tầm bắn lên tới 300 km, cho Ukraine như một phần của gói viện trợ vũ khí trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt vào giữa tháng 3.

Ngày 24/4, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã xác nhận việc chuyển tên lửa ATACMS, nhưng từ chối bình luận về việc chỉnh sửa cũng như tầm bắn của vũ khí.

Hôm 17/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng nước này đã tấn công một căn cứ không quân ở Dzhankoy trên bán đảo Crimea, sau khi truyền thông đưa tin Kiev đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS trong cuộc tấn công vào sân bay cách tiền tuyến khoảng 165 km.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này.

 

Ukraine lần đầu tiên nhận được tên lửa ATACMS tầm trung vào tháng 9/2023. Tuy nhiên, quân đội Nga nhanh chóng khắc chế chúng, ngăn chặn kế hoạch của Ukraine nhắm vào cầu Crimea.

Đầu tháng này, Tổng thống Zelensky nhắc lại rằng, Ukraine “muốn phá hủy cơ sở hạ tầng của Nga”, bao gồm cả Cầu Crimea.

“Tôi nghĩ đã đến lúc và ông Biden đã quyết định rằng giờ là thời điểm thích hợp để cung cấp những vũ khí này dựa trên tình hình cuộc xung đột hiện tại. Tôi nghĩ đó là một quyết định được cân nhắc rất kỹ lưỡng”, Phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Christopher Grady nói với AP hôm 24/4.

Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov ngày 25/4 nói rằng việc chuyển tên lửa tầm xa cho Kiev là “không thể biện minh được”. Ông nhấn mạnh, động thái của Washington “làm gia tăng mối đe dọa đối với an ninh của Crimea, bao gồm Sevastopol, các khu vực mới của Nga và các thành phố khác của Nga”.

Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014. Tháng 9/2022, bốn khu vực trước đây của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia cũng sáp nhập vào Nga sau các cuộc trưng cầu ý dân tại mỗi vùng.

 

Kiev tuyên bố các cuộc trưng cầu ý dân là “giả tạo” và đang thúc đẩy “công thức hòa bình” của riêng mình, theo đó Nga sẽ phải rút khỏi cả 4 khu vực cũng như bán đảo Crimea trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể bắt đầu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm