Quốc tế

Hồ sơ Interpol: 6 cuộc tấn công mạng làm rung chuyển thế giới

Vụ tấn công mạng vừa xảy ra tại Đức là sự kiện mới nhất trong các cuộc tấn công mạng. Sau đây là những vụ tấn công mạng đình đám trong 20 năm qua.

Hồ sơ Interpol: Ly kỳ vụ giả bộ trưởng Pháp lừa hàng nghìn tỷ của các đại gia / Hồ sơ Interpol: Cuộc săn tìm người đàn bà tàng hình

1999: Hacker 15 tuổi tấn công mạng NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ

Jonathan Joseph James mới chỉ 15 tuổi khi tiến hành tấn công liên tục vào hệ thống máy tính của Bộ Quốc Phòng Mỹ và Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 1999.

NASA và Bộ Quốc Phòng Mỹ là nạn nhân của vụ tấn công.

NASA và Bộ Quốc Phòng Mỹ là nạn nhân của vụ tấn công.

Các cuộc tấn công nhắm vào Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng, một cơ quan có nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa bằng vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học, Jonathan đã đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu và hơn 3.000 e-mail. Do phạm tội khi còn ở độ tuổi vị thành niên nên Jonathan bị kết án 6 tháng giam giữ đối với trẻ vị thành niên. Anh ta đã tự sát vào năm 2008 khi Sở Mật vụ Liên bang cáo buộc Jonathan có liên quan đến một cuộc tấn công mạng khác.

2014: Nghi vấn Triều Tiên tấn công mạng SONY

Hãng phim Sony Pictures đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng khiến cho hệ thống mạng của hãng này bị tê liệt vào tháng 11/2014. Sau khi một nhóm tin tặc tự xưng là Những chiến binh của Hòa bình cướp được quyền truy cập vào mạng máy tính của hãng.

6 cuoc tan cong mang lam rung chuyen the gioi hinh 2
Bộ phim "Cuộc phỏng vấn" là khởi nguồn của câu chuyện? (Ảnh Sony Pictures)

Sau đó, Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc liên quan đến vụ tấn công nói trên, nhưng ở một diễn biến khác, truyền thông của Triều Tiên lại nhận xét đây là "hành động chính đáng" sau khi Sony phát hành bộ phim "Cuộc phỏng vấn" - một bộ phim mô tả cái chết thảm khốc của Lãnh đạo của Triều Tiên - Kim Jong Un.

Bộ Tư Pháp Mỹ sau đó đã buộc tội Park Jin Hyok vào tháng 09/2018 vì đã đứng sau vụ tấn công mạng này. FBI cho biết Park đã làm việc cho một công ty hoạt động như sân sau của Chính phủ Triều Tiên.

2015: Hacker tấn công lưới điện Ukraine

Khoảng 230.000 người đã bị mất điện trong suốt 6 tiếng đồng hồ vào tháng 12/2015, sau khi tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng điều hành của 3 công ty năng lượng của Ukraine và dừng quá trình sản xuất điện tại 3 khu vực của Ukraine.

Cơ quan an ninh của Ukraine đã cáo buộc chính phủ LB Nga đứng sau vụ tấn công này. Một số công ty an ninh tư nhân của Mỹ cũng điều tra vụ tấn công này đã kết luận rằng các cuộc tấn công có nguồn gốc từ Nga. Vụ tấn công được cho là lần đầu tiên tin tặc có thể tấn công vào mạng lưới phân phối điện năng.

2016: Mỹ cáo buộc tin tặc Nga tấn công vào cơ sở dữ liệu của Đảng Dân chủ

Tin tặc đã tấn công và rò rỉ hàng ngàn email từ Ủy ban Dân chủ Quốc gia (DNC), Cơ quan lãnh đạo của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Vụ rò rỉ đã khiến cho Lãnh đạo Đảng Dân chủ bối rối trước các email bị công bố, khiến cho Bernie Sanders, đối thủ trực tiếp của bà Hillary Clinton trong cuộc đua giành vị trí ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ,thất thế.

Bộ Tư pháp sau đó buộc tội với 12 người Nga đã thực hiện cuộc tấn công này, họ được cho là các đặc vụ của cơ quan tình báo quân sự LB Nga (GRU). Các cáo buộc được đưa ra bởi Luật sư đặc biệt Robert Mueller, người tiến hành điều tra các cáo buộc rằng chính phủ Nga đã can thiệp vào cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ năm 2016.

2017: Wanna Cry

Một cuộc tấn công sử dụng phần mềm gián điệp tống tiền với tên gọi WannaCry đã khiến khoảng 300.000 máy tính ở 150 Quốc gia bị lây nhiễm vào tháng 05/2017. Phần mềm đã mã hóa các tệp tin và yêu cầu người dùng phải trả tiền để đổi lấy các mã khóa.

Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến nhiều bệnh viện, có cả các bệnh viện thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Vương Quốc Anh, nhiều ngân hàng và các công ty thương mại... Công ty vận chuyển Fedex cho biết họ đã mất hàng trăm triệu USD từ vụ tấn công.

Mỹ và Vương quốc Anh đã cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công này nhưng phía Triều Tiên đã phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc trên, ngoài ra họ còn cho rằng đây là "sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng".

2019: Tấn công Bundestag tại Đức

Vừa qua, Văn phòng An ninh CNTT (BSI) của Đức cho biết họ đang điều tra một cuộc tấn công mạng nhằm vào hàng trăm chính trị gia của nước này, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel. Vụ tấn công nhắm vào tất cả các bên trong Quốc hộ Đức ngoại trừ các thành viên của Đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD), một đảng chính trị dân túy cánh hữu và theo Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu.

Hàng loạt thông tin về tài chính cá nhân, số ID cá nhân và các tin nhắn riêng tư là những dữ liệu bị đánh cắp và phát tán lên không gian mạng. Số fax, địa chỉ email và một số thư điện tử của bà Merkel cũng bị công bố.

Chính phủ Đức hiện chưa công bố ai là nghi phạm và động lực nào dẫn đến các vụ tấn công mạng này.

Theo Quang Huy/VOV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm