Quốc tế

Hồ sơ Interpol: Sự hối hận muộn màng của doanh nhân đi theo IS

Gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cách đây hơn 3 năm, Mohammed Noor Masri vừa bị các lực lượng người Kurd bắt giữ ở Syria sau khi họ đánh bại quân khủng bố ở Baghouz.

Hồ sơ Interpol: Tiết lộ gây sốc về những hội kín bí ẩn và quyền lực nhất thế giới / Hồ sơ Interpol: Tình báo Anh bị nghi liên quan cái chết bí ẩn của kẻ thao túng Hoàng gia Nga

Báo Stuff hôm 1/4 đăng câu chuyện của Mohammed Noor Masri, một công dân 26 tuổi, từng đến Syria gia nhập IS nhưng đã nhận ra sai lầm của mình và vô cùng hối hận.

Giờ đây, Masri lên tiếng cầu xin các nhà chức trách Australia đưa anh ta cùng gia đình trở về quê nhà. Người đàn ông này chấp nhận đối mặt với án tù lâu năm ở Australia nhưng muốn người vợ đang mang bầu, cũng là người Australia, cùng ba đứa con nhỏ được đưa ra khỏi Syria.

Sự hối hận muộn màng của doanh nhân đi theo IS
Mohammed Noor Masri (Ảnh:FAIRFAX MEDIA)

Cách đây 1 tháng, Masri đầu hàng lực lượng người Kurd ở Baghouz, nơi cuối cùng còn trong tay IS ở miền đông Syria.

Trường hợp của doanh nhân này đã nêu bật thách thức mà chính phủ Australia đang phải đương đầu trước áp lực của Mỹ và người Kurd là phải hồi hương để xét xử những đối tượng cực đoan đi theo IS. Các nhà chức trách tỏ ra không quan tâm đến chuyện đưa các cựu thành viên IS người Australia trở về nước để xét xử, cũng chưa có bước đi nào hồi hương gia đình họ.

Tổ chức Save the Children ước tính có hơn 2.500 trẻ em nước ngoài, trong đó có nhiều trẻ nhỏ người Australia, đang sống ở các trại dành cho những người từng là thành viên IS ở Syria.

Trong cuộc phỏng vấn chi tiết đầu tiên với một cựu thành viên IS người Australia được thực hiện trong một trại giam ở miền bắc Syria, Masri miêu tả cách thức anh ta bò ra khỏi một hố sâu đã đào cho gia đình mình trú ẩn để gia nhập dòng người rời khỏi Baghouz trong thời gian ngừng bắn. Masri cho biết anh không bao giờ hại chết, tấn công hay bắt ai làm nô lệ. Anh cũng thừa nhận mình sai lầm khi tham gia vào một tổ chức xấu xa.

"[Tôi cảm thấy] ân hận, hối tiếc. Ý tôi là ai mà chẳng mắc sai lầm. Và bạn phải trả giá cho sai lầm của mình", Masri bày tỏ. "Tôi nghĩ đến điều gì giờ đây sẽ xảy ra với mình? Tùy Chúa quyết định. Tôi xin chấp nhận. Tôi chỉ muốn được truy tố ở Australia, theo luật pháp quốc tế, bởi vì bạn có những điều như quyền con người và… công lý, vì vậy mà đó là lựa chọn tôi mong muốn".

 

Masri cho biết bản thân tới Syria vào tháng 1/2015 không với tư cách một kẻ khủng bố mà là một tín đồ lầm lạc có niềm tin trong sáng vào đạo Hồi. Anh không hay biết gì về sự tàn bạo của IS và cũng không tin vào thông tin báo chí.

Masri, đến từ Sydney, gặp gỡ và cưới Shayma Assaad cũng người Australia ở Syria. Anh trai của cô là bạn của Masri, đã bị giết ở Syria. Cặp đôi có 3 con trai là Alae, 3 tuổi, Dawood, 2 tuổi và Umayr, 1 tuổi. Assad hiện đang mang bầu đứa con thứ 4.

Trong thời gian gia nhập IS, Masri chưa từng đăng tải trên mạng về trải nghiệm của mình. Nếu được đưa về Australia, người đàn ông này sẽ đối mặt với tội đi tới vùng khủng bố - thủ phủ al-Raqqa của IS ở Syria – và mức án tương ứng là tối đa 10 năm tù.

Masri cho biết anh này tới sống ở vùng đất của IS bởi vì một người bạn đáng tin kể đó là một nơi anh có thể lập gia đình và "tự do hành đạo".

Sự hối hận muộn màng của doanh nhân đi theo IS
Dân thường rời khỏi Baghouz trước trận chiến chống IS cuối cùng nơi đây. (Ảnh: Stuff)

Masri từng làm việc ở một bệnh viện, nơi các kỹ năng kinh doanh của anh trong lĩnh vực điều hòa và tủ lạnh được sử dụng. Masri cho biết đã thay đổi cách nhìn nhận về IS sau khi thấy lãnh đạo tổ chức này cắt giảm ngân sách và không cho tư nhân rót tiền nâng cấp bệnh viện. "Họ không muốn thấy sự tiến bộ. Họ không muốn thấy Nhà nước Hồi giáo tiến lên. Cứ như thể họ muốn phá hủy từ bên trong".

 

Từ đó, Masri giữ im lặng và không dám trốn đi vì nghĩ như vậy sẽ quá nguy hiểm. Anh ta ra khỏi Raqqa trước khi IS bị các lực lượng dân chủ Syria (chủ yếu là dân quân người Kurd được Mỹ và liên quân yểm trợ) đánh bật khỏi vùng đất này. Anh tiếp tục đưa gia đình tới Thung lũng Euphrates cho đến khi IS bị tiêu diệt ở thành trì cuối cùng Baghouz.

Ngoài mong muốn được xét xử ở Australia, Masri muốn con cái anh có thể sống ở quê nhà. "Đó không phải lỗi của các con tôi. Chúng chỉ là những đứa trẻ. Chúng thậm chí còn chưa biết cuộc sống là gì", cựu thành viên IS bày tỏ.

Theo Thanh Hảo/Vietnamnet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm