Quốc tế

Huyền thoại bầu trời MiG-29: 43 năm oanh liệt

Cách đây 43 năm, ngày 6/10/1977, phi công Alexander Fedotov lần đầu đưa lên bầu trời tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư của Liên Xô MiG-29 (NATO định danh Fulcrum).

BMP-3F Indonesia nhập khẩu từ Nga có gì đặc biệt? / Iran giáng đòn “sấm sét” vào lãnh thổ Azerbaijan

Chiếc máy bay mới này đã thành công đến mức, sau gần 4 thập kỷ và nhiều giai đoạn hiện đại hóa, nó này vẫn đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong lực lượng Không gian - Vũ trụ Nga.

Đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, người ta tin rằng các trận không chiến tầm gần đã là dĩ vãng, và các tiêm kích do được trang bị radar mạnh và tên lửa hiện đại sẽ chiến đấu ở khoảng cách rất xa.

Tuy nhiên Chiến tranh Việt Nam và xung đột Ả Rập - Israel kéo dài cho thấy máy bay phản lực có động cơ mạnh vẫn phải đối đầu trực diện trên bầu trời, và kết quả của trận chiến như vậy phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của phi công và khả năng cơ động của máy bay.

Vào năm 1971, Liên Xô bắt đầu phát triển một loại máy bay chiến đấu siêu cơ động hạng nhẹ mới với mức độ tự động hóa tối đa hệ thống điều khiển và chiến đấu.

Các nhà thiết kế đề xuất sử dụng một cách bố trí tích hợp mới, trong đó cánh và thân máy bay tạo thành một khối chịu lực duy nhất. Để tạo thuận lợi cho thiết kế khung, một số bộ phận hợp kim nhôm đã được thay thế bằng vật liệu composite sợi carbon.

Trên MiG-29, hai sống chính được lắp đặt để máy bay có khả năng điều khiển tốt hơn, và số động cơ trở nên gấp đôi. Các động cơ được đặt cách xa nhau tối đa có thể và bổ sung hệ thống bảo vệ. Điều này cho phép tiêm kích trở lại sân bay, dù chỉ với một động cơ.

MiG-29 nhận được tổ hợp trang bị và phương tiện tiêu diệt mục tiêu trên không hiện đại nhất lúc bấy giờ. Phi công có hệ thống chỉ định mục tiêu gắn trên mũ, với sự trợ giúp của nó, anh ta có thể bắt mục tiêu bằng một lần quay đầu mà không cần thay đổi hướng di chuyển của máy bay.

Tải trọng chiến đấu mà MiG-29 có thể mang theo là vài tấn. Ngoài pháo hàng không 30 mm, máy bay được trang bị tên lửa dẫn đường ở nhiều tầm bắn khác nhau, rocket không điều khiển và bom hàng không.

Huyen thoai bau troi MiG-29:43 nam oanh liet...
Tiêm kích huyền thoại MiG-29 Fulcrum của Liên Xô/Nga

Một trong những vấn đềkhó nhất trong quá trình tạo ra máy bay là động cơ mới. Một số viện nghiên cứu và doanh nghiệp hàng không Liên Xô đã tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất động cơ RD-33, được thiết kế cho MiG-29.

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, động cơ không phát triển được lực đẩy cần thiết và thường xuyên bị lỗi, dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên sau tất cả những sửa đổi, RD-33 đã trở thành một trong những động cơ máy bay tốt nhất trên thế giới.

Nhờ vào khả năng của RD-33, MiG-29 sở hữu những phẩm chất tuyệt vời và dành được thiện cảm từ các phi công. Lần đầu tiên trên thế giới, nó mang lại những khả năng thực tế không giới hạn trong việc lái máy bay.

Dự án được giữ bí mật trong nhiều năm. Vì vậy ngay cả một số công việc tại nhà máy lắp ráp phải được thực hiện giữa các chuyến bay của vệ tinh do thám nước ngoài trên lãnh thổ của Liên Xô và khi máy bay được đưa ra khỏi nhà chứa, các bộ phận của nó được che đi với sự trợ giúp của các lớp phủ đặc biệt dành cho các loại máy bay chiến đấu khác.

MiG-29 đã phục vụ tại 49 quốc gia và trở thành một trong những tiêm kích dày dạn thành tích nhất. Máy bay đã được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh, trong cuộc xung đột ở Kavkaz, chiến đấu ở Nam Tư và Nam Ossetia. Vào mùa thu năm 2017, một số MiG-29SMT đã tham gia các trận chiến của lực lượng chính phủ chống lại những kẻ khủng bố ở Syria.

 

Đã 37 năm sau khi bắt đầu hoạt động, MiG-29 với nhiều sửa đổi khác nhau vẫn tiếp tục phục vụ như một phần của Không quân và Không quân Hải quân Nga.Kinh nghiệm thu được trong quá trình chế tạo và vận hành loại máy bay chiến đấu này đã tạo cơ sở cho những phát triển mới của Công ty cổ phần RSK MiG, bao gồm cả tiêm kích đa năng MiG-35 thế hệ 4 ++.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm