Quốc tế

Iran muốn mua vũ khí phòng thủ nào của Nga?

Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali cho biết, Tehran đang quan tâm và có kế hoạch mua sắm nhiều vũ khí phòng thủ của Nga.

Nga tuyên bố bắt đầu thử vũ khí tấn công toàn cầu / Mỹ đặt mua tiêm kích F-15EX có khả năng mang vũ khí siêu thanh

Tuyên bố được ông Kazem Jalali đưa ra hôm 20/7 khi nói về quan hệ hợp tác giữa Nga và Iran, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng. "Đương nhiên là như vậy", đại sứ Iran nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tehran có kế hoạch mua vũ khí Nga hay không.

Iran muon mua vu khi phong thu nao cua Nga?
Hệ thống Bastion.

"Chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với Nga về những gì chúng tôi cần để tăng cường khả năng phòng thủ cho đất nước. Chính phủ và nhân dân Nga vẫn ở bên chúng tôi những thời điểm khó khăn nhất.

Về vấn đề hợp tác quân sự và quốc phòng, Nga là đối tác ưu tiên của chúng tôi và Tehran hy vọng mối quan hệ sẽ còn tốt đẹp hơn trong thời gian tới", ông Kazem Jalali nói.

Tuyên bố bố sẽ ưu tiên mua sắm vũ khí phòng thủ Nga được đưa ra nhưng vị đại sứ Iran không tiết lộ đó là vũ khí nào.

Tuy nhiên theo giới quân sự Nga, nhiều khả năng Tehran sẽ ưu tiên cho phòng thủ biển bởi hiện tại, phòng thủ đường không của Iran được đánh giá khá mạnh với hệ thống S-300PMU-2 (gần tương đương S-400), hệ thống Bavar-373 phát triển theo nguyên mẫu S-300, một số phiên bản của Khordad...

Nguồn tin cho biết, dù luôn được ca ngợi nhưng phòng thủ biển là lĩnh vực khiến Iran không yên tâm thứ 2 sau lực lượng Không quân. Lực lượng phòng thủ bờ Iran được trang bị đa phần bằng tên lửa được phát triển theo nguyên mẫu từ Trung Quốc, trong đó có Nasir, tên lửa Qader, Ghadir...

 

Tuy nhiên số đông tên lửa này không đủ giúp Iran yên tâm phòng vệ từ hướng biển trước những đe dọa ngày càng tăng từ hoạt động của Mỹ và phương Tây trong khu vực này. Và nhiều khả năng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ di động Bastion sẽ được Iran ưu tiên mua sắm trong thời gian tới.

Đây sẽ là giải pháp bảo vệ bờ biển khỏi tất cả các nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu chiến và tàu đổ bộ đang đe dọa Iran. Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi khẩu đội bao gồm một xe chỉ huy, một xe hỗ trợ và bốn xe phóng.

Mỗi xe phóng được trang bị hai tên lửa lớp P-800 Oniks, đây là vũ khí siêu thanh với đầu đạn nặng gần 300kg chứa đầy thuốc nổ công suất cao. Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3900 kg.

Những tên lửa này có thể loại bỏ mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km tính từ bờ biển, do đó giúp Iran có đủ năng lực về hỏa lực để bảo vệ Vịnh Ba Tư và mọi tàu thuyền đi qua.

Mỗi hệ thống phóng Bastion có thể duy trì ở chế độ chờ hoạt động trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày, hoặc tối đa 30 ngày khi đi kèm với một phương tiện hỗ trợ chiến đấu.

 

Tên lửa Bastion có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp với tầm bắn xa khoảng 120 km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300 km.

Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion có thể đạt được độ cao 14 km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao chỉ còn 9 – 15m. Tốc độ của Bastion ở tầm cao là 780 m/s còn ở tầm thấp là 680 m/s.

Đạn tên lửa của hệ thống Bastion được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm