Quốc tế

Iran phóng vệ tinh, Mỹ-Israel sợ ICBM biến tướng

Mỹ và Israel tố cáo Iran lợi dụng chương trình phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy mới để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran / Trực thăng Apache và máy bay AC-130 Mỹ sẽ "liên thủ" tiêu diệt tàu chiến cao tốc Iran?

Vào sáng ngày 22/4, quân đội Iran tuyên bố rằng họ đã phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên mang tên "Ánh sáng" (Noor) lên quỹ đạo 425 km, bằng tên lửa đẩy "Sứ giả" (Kased). Tehran tuyên bố rằng, vụ phóng này là phục vụ mục đích dân dụng, không theo đuổi các mục đích quân sự

Hoạt động đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã diễn ra sau một nỗ lực không thành công khi phóng một vệ tinh khác vào đầu tháng 2. Thậm chí trước đó, vào tháng 1 năm 2019, Iran đã không thể phóng một số vệ tinh lên quỹ đạo cùng một lúc.

Sau đó, nỗ lực này bị một số nước phương Tây lên án, họ tin rằng các hành động của Iran, sử dụng các tên lửa đẩy cho các mục đích này, đã vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và đồng minh Israel cho rằng, Iran đã sử dụng những công nghệ trong dự án phát triển tên lửa đẩy vũ trụ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Còn chính quyền Tel Avip đã lên án nỗ lực phóng vệ tinh quân sự của Iran và kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra lệnh trừng phạt bổ sung đối với Tehran, Bộ Ngoại giao Israel cho biết trong một tuyên bố chính thức.

"Israel lên án mạnh mẽ nỗ lực phóng vệ tinh quân sự Iran của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, mà Mỹ công nhận là một tổ chức khủng bố" - trích thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Israel hôm 22/4.

Các nhà ngoại giao Israel gọi vụ phóng vệ tinh là vỏ bọc nhằm che giấu việc phát triển hơn nữa các công nghệ tên lửa tiên tiến ở Iran - phát triển tên lửa liên lục địa và tên lửa mang vũ khí hạt nhân. Họ khẳng định rằng, vụ phóng này vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Iran phong ve tinh, My-Israel so ICBM bien tuong
Iran đã phóng thành công vệ tinh quân sự Noor lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Kased

"Israel kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ phóng tên lửa này và áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với chế độ Iran để ngăn chặn nước này tiếp tục các hoạt động thách thức và nguy hiểm như vậy" - trích thông cáo của cơ quan ngoại giao Israel.

Còn Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo tuyên bố rằng, Iran liên tục tuyên bố rằng chương trình tên lửa của họ không liên quan đến lĩnh vực quân sự, đây chỉ là yếu tố thương mại. Nhưng hôm nay, việc phóng vệ tinh quân sự xác nhận những gì Hoa Kỳ đã nói trong một thời gian dài.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, các chi tiết về vụ phóng tên lửa này sẽ được thảo luận với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Ông cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét vụ Iran phóng vệ tinh quân sự Noor để xác định, liệu hành động này có tuân thủ nghị quyết 2231 của Liên Hợp Quốc hay không.

"Mỗi quốc gia có nghĩa vụ trình lên Liên Hợp Quốc và xác định thái độ của mình đối với câu hỏi, liệu việc phóng tên lửa này có phù hợp với nghị quyết của Liên Hợp Quốc hay không. Tôi nghĩ rằng điều này khác xa với quy định trong nghị quyết. Và tôi nghĩ rằng Iran phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm", - ông Pompeo nói trong bài phát biểu trước các phóng viên vào hôm 22/4.

 

Theo giới phân tích, sự lo lắng này của Mỹ và Israel là có cơ sở bởi các cường quốc như Mỹ, Nga hay Trung Quốc, thậm chí là cả Triều Tiên cũng đều đi theo con đường công nghệ lưỡng dụng, tức là phát triển công nghệ tên lửa đẩy vũ trụ, có thể sử dụng trong chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đơn cử như Triều Tiên đã sử dụng chương trình phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh-3) để hoàn thiện tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân Hà-3, được phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong-3), sau đó lại dựa trên nền tảng Unha-3 để phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm