Israel cung cấp bằng chứng "san phẳng" mục tiêu Syria sau trận không kích
Các hệ thống phòng không của Syria rõ ràng không thể đánh chặn thành công tên lửa hành trình của Israel, thể hiện qua việc mục tiêu cần bảo vệ đều bị san phẳng.
Nguyên nhân khiến quân đội Israel khó bị đánh bại / Israel tuyên bố "bắt sống" tên lửa thuộc tổ hợp Pantsir-S1 của Syria
Vào đêm thứ Tư ngày 24/6, các máy bay chiến đấu của không quân Israel (IAF) đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào cùng lúc 3 tỉnh của đất nước Syria, trong sự bất lực của lực lượng phòng không đối phương.
Những cuộc tấn công tên lửa do tiêm kích Israel phát động đã được ghi nhận xảy ra cùng lúc ở Hama, Al-Suweida và Deir ez-Zor. Đây là trận oanh kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Syria trong thời gian gần đây.
Hậu quả cuộc tấn công bất ngờ do tốp chiến đấu cơ Israel thực hiện đã làm thiệt mạng ít nhất 2 binh sĩ quân đội chính phủ Syria (SAA) và làm bị thương 4 người khác.
Trong khi đó, lực lượng vũ trang Shiite thân Iran và chính bản thân Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đóng trên đất Syria được báo cáo có 5 người thương vong.
Ngoài ra các kho chứa vũ khí, trung tâm radar và liên lạc của lực lượng chính phủ Syria ở miền Nam nước này cũng bị tấn công bằng tên lửa. Tại đó một tháp truyền thông bị phá hủy, điều này đã được chứng minh qua những bức ảnh hiện trường.
Cuộc đột kích mới nhất của không quân Israel nhằm vào quân đội Syria và Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran một lần nữa chứng minh thất bại dành của các hệ thống phòng không S-300 và Pantsir-S1.
Ngoài việc không thể phát hiện kịp thời máy bay chiến đấu thì chúng còn không thể đánh chặn số tên lửa được phóng đi, khiến thiệt hại về cơ sở vật chất của phía Syria là khá lớn.
Bên cạnh đó cần lưu ý thêm rằng Israel không sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-35I Adir mà chỉ huy động những chiếc F-16I Sufa tiêu chuẩn, loại tên lửa tham chiến được xác định là Delilah với đầu đạn khoảng 30 kg.
Do đầu đạn của tên lửa Deliah khá nhỏ và căn cứ vào hậu quả xảy ra, thì rõ ràng rất nhiều quả đã đánh trúng mục tiêu.
Trong khi đó, các chuyên gia tập trung chú ý đến thực tế là không chỉ các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 tập trung ở khu vực này, mà cả những tổ hợp S-300 đều mất tác dụng.
Mặc dù phía Syria tuyên bố họ vẫn bắn hạ được "phần lớn" tên lửa Israel nhưng do thiếu bằng chứng xác thực và mục tiêu cần bảo vệ bị thiệt hại nặng nề cho nên đã dẫn tới những chỉ trích lớn nhắm vào vũ khí của Nga.
Những thất bại liên tiếp trước đòn không kích của Israel đang khiến Syria có ý định mua sắm một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-22 hoặc HQ-9 của Trung Quốc.
Hiện tại lực lượng phòng không Syria đang sử dụng nhiều loại radar cảnh báo sớm do Trung Quốc sản xuất, do vậy nếu mua thêm tên lửa thì vẫn tạo được sự đồng bộ.
Các loại vũ khí Trung Quốc này ngoài giá thành rẻ, tính năng tiên tiến thì điều quan trọng nhất vẫn là phía Syria không lo ngại có sự “đi đêm” giữa Nga và Israel.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo