Israel kiếm lời từ căng thẳng Hy Lạp gặp phải
Tướng Thổ Nhĩ Kỳ: 'S-400 sẽ nhằm vào F-35 nếu Hy Lạp mua' / Thổ đáp trả F-35 Hy Lạp bằng tiêm kích tối tân Nga
Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Elbit Systems của Israel sẽ thành lập và vận hành một học viện bay để đào tạo phi công và cung cấp các máy bay huấn luyện phản lực cho Lực lượng Không quân Hellenic (HAF) của Hy Lạp.
Theo kế hoạch, học viện huấn luyện bay HAF sẽ được đặt tại Kalamata trên bán đảo Peloponnese ở miền nam Hy Lạp. Trường đào tạo bay này sẽ do Elbit Systems xây dựng và bảo trì. Chương trình giảng dạy của học viện mới dự kiến sẽ dựa trên chương trình của Không quân Israel (IAF).
Tiêm kích F-16 của Không quân Hy Lạp. |
"Sự lựa chọn này chứng minh vị trí hàng đầu mà chúng tôi nắm giữ trong lĩnh vực đào tạo, cung cấp bí quyết đã được thử nghiệm và các công nghệ đã được chứng minh giúp cải thiện khả năng chiến đấu, đồng thời giảm chi phí", Giám đốc điều hành của công ty, Bezhalel Machlis nói.
Thỏa thuận quốc phòng trị giá 1,68 tỷ USD cũng bao gồm việc bảo dưỡng và nâng cấp máy bay huấn luyện động cơ phản lực cánh quạt T-6 Texan II của Hy Lạp, cung cấp các thiết bị mô phỏng, hỗ trợ huấn luyện và hỗ trợ hậu cần, trong thời gian 20 năm, nhằm mục đích đại tu khả năng huấn luyện bay của Không quân Hy Lạp.
Chính phủ Israel cho biết, trong tương lai có thể tổ chức hợp tác giữa các học viện bay của Israel và Hy Lạp. Israel từng huấn luyện cùng các phi công Hy Lạp trong cuộc tập trận Cờ Xanh (Blue Flag drills) năm 2020.
Cả M-346 và T-6 (Efroni) hiện đại hóa sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không Elbit. Theo kế hoạch, Hy Lạp cũng sẽ mua 10 máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến M-346 mới do công ty Leonardo của Ý sản xuất, được gọi là Lavi.
Trong thời gian qua, việc thiếu một liên minh quân sự chính thức giữa hai nước (và Síp) đã thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Đông Địa Trung Hải và bộc lộ những hạn chế trong kế hoạch hợp tác đầy hứa hẹn của các bên.
Các nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp từ cả Liên minh cánh tả cấp tiến (SYRIZA) và Đảng Dân chủ mới đang cầm quyền đã định hình chính sách đối ngoại của họ đối với Israel với hy vọng Tel Aviv sẽ hỗ trợ Athens hoặc coi quan hệ đối tác Hy Lạp-Israel như là lá chắn chống lại tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Theo tờ Jerusalem Post, dù có dựa vào Israel thì Hy Lạp vẫn sẽ bất lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguồn tin này cho biết, một trong những ứng viên cho chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Biden là Michèle Flournoy đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì "đã từ bỏ Syria cho chế độ của Bashar al-Assad và Iran".
Cùng quan điểm đó, cựu Cố vấn An ninh quốc gia của cựu Tổng thống Barak Obama, bà Susan Rice coi quyết định của Tổng thống Trump về việc rút quân Mỹ khỏi Syria là "điên rồ".
Việc xem xét lại chiến lược của Washington ở Syria với sự phối hợp của Tel Aviv, Moscow và Ankara sẽ có những biến động lớn đối với toàn khu vực, ảnh hưởng đến cục diện đối đầu giữa Hy Lạp-Síp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chính quyền Joe Biden là ông Tony Blinken, người tán thành việc chính quyền Trump thúc đẩy UAE, Bahrain và Sudan mở quan hệ ngoại giao chính thức với Israel, đã không bỏ qua vấn đề Israel-Palestine; hơn thế ông ta tin vào "Giải pháp hai nhà nước" cho cả hai quốc gia này.
Về phần mình, nữ Phó Tổng thống đắc cử là bà Kamala Harris đã hứa sẽ khôi phục viện trợ cho người Palestine và nối lại quan hệ với Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA).
Với chính sách mới của chính quyền Biden, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan có thể tìm thấy cơ hội để nâng cao vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực với chiêu bài "bảo vệ người Palestine". Trong khi đó, chính ông Blinken đã nói rằng, chính quyền Biden sẽ làm việc để tìm ra cách có một mối quan hệ tích cực hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính sách mới của tân chính quyền Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối liên kết Israel-Hy Lạp-Síp trong cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù Hy Lạp không có tác động nào đủ ảnh hưởng tới tư duy chiến lược của Israel, nhưng nước này có thể tham khảo ý kiến của Tel Aviv về việc liệu việc can dự hay loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phục vụ tốt hơn lợi ích chung của họ dưới thời Tổng thống Biden. Sau đó, họ có thể phối hợp hành động của mình không chỉ ở khu vực lân cận mà còn ở Mỹ.
Cần phải nói thẳng rằng, bất kể việc Hy Lạp và Israel (cùng với Síp) có thể thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược giữa họ, nhưng nếu Washington quyết định hàn gắn mối quan hệ với Ankara thì Anthens khó có thể hy vọng vào những hành động quyết liệt của Israel trong việc đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo