Quốc tế

Italia và Anh thử nghiệm UAV ‘ngăn chặn’ S-400 của Nga

Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã hợp tác với công ty phát triển Leonardo của Italia để tạo ra một thiết bị có thể “đánh lạc hướng” hệ thống phòng không của đối phương.

Nga triển khai thêm hệ thống phòng không tới Syria / Báo Mỹ: Quên Su-57 đi, MiG-41 Nga mới thực sự là ‘quái điểu’

Theo Drive, Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cùng với công ty phát triển Leonardo của Italia đã thử nghiệm một dàn máy bay không người lái tự động (UAV) BriteCloud, được thiết kế để “đánh lừa” radar của hệ thống phòng không của đối phương.

Italy và Anh thử nghiệm UAV ‘ngăn chặn’ S-400 của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. (Ảnh: RIA)

Vào đầu tháng 10, tạp chí National Interest của Mỹ cho biết, quân đội Anh có thể học cách “chặn” hoạt động của hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga.

Theo công bố, BriteCloud hoạt động như một “mồi nhử” điện tử cho các radar phòng không của đối phương.

Ngoài ra, ấn phẩm viết rằng các UAV này có thể được phóng từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II. Drive lưu ý, “các gói bẫy đã được lập trình sẵn và nhắm mục tiêu để hoạt động cùng nhau nhằm tạo ra sự nhầm lẫn tối đa cho hệ thống phòng không đối phương”.

Cũng theo Drive, BriteCloud là một phương tiện phá hủy không động năng các hệ thống phòng không của đối phương, có thể được sử dụng cùng với các vũ khí khác, cụ thể là tên lửa.

“BriteCloud là một thiết bị gây nhiễu tiêu chuẩn sử dụng bộ nhớ, tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số. Thiết bị như vậy trước tiên phát hiện xung radar phát ra từ bệ phóng của đối phương và sau đó tái tạo tín hiệu phản hồi”, Drive cho biết thêm.

 

Ấn phẩm kết luận, “những dàn máy bay không người lái có khả năng thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau đang tiến gần hơn đến việc trở thành một thành phần quan trọng của các hoạt động chiến đấu trong tương lai”.

Trước đó, tên lửa hành trình không đối đất Select Precision Effects At Range Electronic Warfare (SPEAR-EW) được các công ty Matra BAE Dynamics Alenia (MBDA) và Leonardo của châu Âu phát triển cũng có khả năng “đánh lừa” các hệ thống phòng thủ và chống tên lửa của đối phương.

Theo đó, vào tháng 9/2019, Drive cho rằng các tên lửa như vậy sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 vào không phận mà các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga kiểm soát.

Trong đó, SPEAR-EW được cho là đặc biệt hiệu quả nếu được sử dụng cùng với tên lửa SPEAR Three (SPEAR-3) để chống tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1 do Nga sản xuất.

“Bằng cách kết nối SPEAR-3 với SPEAR-EW ở chế độ mạng đầy đủ, các tên lửa hành trình mini có thể hoạt động như một bầy ong, phá vỡ các bộ phận quan trọng của mạng lưới phòng không đối phương. Ví dụ, SPEAR-EW có thể đánh lừa hoặc chặn nguồn đe dọa của kẻ thù, trong khi SPEAR-3 sẽ tìm kiếm và phá hủy không chỉ nguồn, mà còn tất cả các thành phần phòng thủ tên lửa gần đó”, Drive giải thích.

 

Vào tháng 7/2019, tờ Stratfor cũng cho rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga dễ bị kẻ thù tấn công. Vào tháng 4 cùng năm, công ty MBDA cũng đã hé lộ phần nào khả năng của tên lửa SPEAR-EW, đồng thời cho biết tên lửa này sẽ nhận được động cơ phản lực Pratt & Whitney TJ-130.

Theo nhà sản xuất, tầm bắn của tên lửa là hơn 140 km, khối lượng vũ khí lên tới 100 kg. Tên lửa có chiều dài 1,8m và đường kính là 180 mm.

S-400 là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5 m đến 27 km trong phạm vi 400 km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500 km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm