Quốc tế

Kéo dài START-3: Vấn đề sống còn của Mỹ

Sẽ không còn gì kìm hãm cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới và cả hai nước sẽ mất cơ hội kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nhau.

B-52 của Mỹ "biến mất" bí ẩn: Dấu hiệu bất thường, lá chắn chiến lược ở Thái Bình Dương sụp đổ? / Su-35 Nga tiếp cận máy bay quân sự Mỹ từ khoảng cách... 7 mét

Các nhà lập pháp Mỹ đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy Tổng thống Donald Trump kéo dài Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, được gọi là START-3, sẽ hết hạn vào 6/2/2021-Tạp chí nổi tiếng The National Interest dẫn lời củacác chuyên giaCollin Moore và Ben Freeman.

Keo dai START-3: Van de songconcua My
Hệ thống tên lửa hạt nhân của Nga.

Ông Moore và Freeman nhấn mạnh rằng, hiện tại phần lớn chính phủ Hoa Kỳ mong muốn từ bỏ Hiệp ước START-3 là do Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

“Sau khi tình báo Mỹ đưa ra kết luận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch ảnh hưởng đến bà Hillary Clinton và giúp Donald Trump, khiến nhiều người Mỹ bắt đầu mất lòng tin vào Nga”, tạp chí The National Interest viết.

Sự mất lòng tin này của công chúng Mỹ đối với nước Nga đã góp phần vào tình trạng cực kỳ căng thẳng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga. Đặc biệt, gần đây hai nước tiếp tục tranh cãi xung quanh vấn đề gia hạn Hiệp ước START-3.

Vào tháng 8 năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và ngắn hơn (Hiệp ước INF). Không có Hiệp ước INF, Hiệp ước START-3 là hiệp ước duy nhất còn lại nhằm giới hạn kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga.

Hiệp ước START-3 đã được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai.

 

Nếu Hiệp ước START-3 hết hạn hoặc bất kỳ bên nào rút khỏi mà không có thỏa thuận thay thế, Hoa Kỳ và Nga sẽ được tự dophát triểnkho vũ khí hạt nhân của mình. Sẽ không còn gì có thể kìm hãm cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới và cả hai nước sẽ mất cơ hội kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nhau.

Trước đó, phát biểu ngày 8/4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo nếu START-3 không được gia hạn, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Là Tổng thống Nga giai đoạn 2008-2012, ông Medvedev đã cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Hiệp ước START-3 với những điều khoản nhằm giảm thiểu và hạn chế vũ khíhạt nhânchiến lược.

Ông Medvedev cho rằng, Hiệp ước START-3 thật sự là một thành tựu mang tính trụ cột của quan hệ Nga và Mỹ, góp phần làm dịu tình hình thế giới. Theo ông, trên thực tế, Nga đã đưa kho vũ khí hạt nhân của mình trở về số lượng của những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, thời điểm trước khi bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn giữa Liên Xô và Mỹ.

Ông Medvedev cho rằng, Nga và Mỹ từng có mối quan hệ tốt đẹp, thiện chí, trung thực và tôn trọng quan điểm của nhau. Và quan trọng nhất, hai bên cùng nhất trí cho rằng, nếu không có START-3, cả hai nước sẽ không thể xây dựng một con đường bình thường tiến đến thế kỷ 21.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm