Quốc tế

Khám phá phiên bản "MiG-21 tốt nhất thế giới" do Trung Quốc chế tạo

DNVN - Mặc dù liên tục đưa vào trang bị những loại chiến đấu cơ tối tân nhưng trong biên chế Không quân Trung Quốc (PLAAF) hiện vẫn còn khoảng 300 tiêm kích J-7 nâng cấp.

CLIP: Hamas tuyên bố tìm ra cách khắc chế hệ thống Iron Dome của Israel / Iran "giận sôi" vì bị Israel hủy diệt căn cứ trên đất Syria, đòn trả thù tàn khốc sắp tới?

Tuy rằng thời gian gần đây Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã tiến hành hiện đại hóa mạnh mẽ với việc đưa vào sử dụng hàng ngàn chiến đấu cơ thế hệ mới, tuy nhiên họ vẫn còn duy trì phi đội hàng trăm tiêm kích J-7.

J-7 là phiên bản MiG-21 do Trung Quốc sản xuất với sự trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô, nhưng hiện nay J-7 của PLAAF hầu hết đều thuộc biến thể J-7G có tính năng vượt trội so với nguyên bản, vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Trung Quốc còn tự tin tuyên bố đây chính là phiên bản "MiG-21 tốt nhất thế giới".

Đây là điều không có gì ngạc nhiên vì các quốc gia khác đã ngừng sản xuất thậm chí là ngừng khai thác MiG-21 từ lâu, trong khi Trung Quốc thì ngược lại. Những chiếc J-7G hiện giữ vai trò chủ yếu là tiêm kích phòng không, nằm trong biên đội hỗn hợp cùng với Su-27/30 hay J-10/11 theo kiểu cao - thấp thường thấy.

Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7G do Trung Quốc chế tạo

Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7G do Trung Quốc chế tạo

Khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa J-7G với MiG-21 nguyên bản nằm ở chiếc mũi nhỏ hơn, sống lưng thuôn gọn và đặc biệt là cặp cánh kiểu "delta kép" với diện tích lớn hơn đáng kể, mang lại khả năng quần vòng tốt hơn.

Nhờ được lắp đặt radar KLJ-6E Falcon (tính năng tương tự EL/M-2001 của Israel) mà J-7G đã lột xác trở thành một chiếc tiêm kích đa năng, vượt ra khỏi khái niệm "đánh chặn" ban đầu, nó có thể tiêu diệt mục tiêu mặt đất bằng các loại bom, tên lửa có điều khiển.

Động cơ của J-7G là loại Liyang Wopen-13F có lực đẩy thô 44,1 kN và lên tới 64,7 kN khi bật tăng lực, cho tốc độ tối đa 2.200 km/h, bán kính chiến đấu 850 km, tầm bay chuyển sân 2.200 km, trần bay 17.500 m, vận tốc leo cao 195 m/s.

Vũ khí của J-7G bao gồm 2 pháo tự động 30 mm Type 30-1 với cơ số chỉ 60 viên đạn, 5 giá treo (2 mỗi bên cánh, 1 chính giữa thân) mang được tải trọng vũ khí 2.000 kg, không cải thiện là bao so với MiG-21 nguyên bản.

 

Tuy rằng đã có radar mới nhưng năng lực không chiến ngoài tầm nhìn của chiếc J-7G vẫn khá hạn chế, điều đó cũng dễ hiểu khi mũi máy bay rất nhỏ, không thể lắp vừa radar đường kính lớn.

Tiêm kích F-7G (phiên bản xuất khẩu của J-7G) thuộc biên chế Không quân Pakistan

Tiêm kích F-7G (phiên bản xuất khẩu của J-7G) thuộc biên chế Không quân Pakistan

Khi làm nhiệm vụ, tiêm kích J-7G chủ yếu mang tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5/7/8/9 sử dụng đầu dò hồng ngoại được kết nối với kính ngắm trên mũ phi công, độ linh hoạt của J-7G không thua kém nhiều F-16 nhờ cặp cánh delta kép thiết kế mới, khiến nó rất đáng sợ trong không chiến quần vòng.

 

Rõ ràng với số lượng lớn, tính năng không tệ, lại nằm trong biên đội tác chiến hỗn hợp với tiêm kích đời cao, J-7G của PLAAF vẫn là một đối thủ đáng gờm đối với nhiều lực lượng không quân trong khu vực, phải đặc biệt đề phòng, không thể coi nhẹ.

J-7G có phiên bản dành cho xuất khẩu được định danh là F-7G, đây là mặt hàng bán rất chạy của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, khách hàng chủ yếu của nó là Không quân Pakistan, Myanmar và một vài quốc gia Nam Á cùng châu Phi.

Phong Vũ (Theo Military Today)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm