Quốc tế

Khám phá sức mạnh “khủng” của lực lượng tác chiến điện tử Nga ở Syria

Đằng sau “bức màn bí ẩn” trong các chiến thắng vang dội của Nga ở Syria chính là sức mạnh của lực lượng tác chiến điện tử với nhiều “chiến thắng vô hình”.

Máy bay VTOL Nga yếu đuối hơn F-35B? / Nga công khai kế hoạch điều thêm Kalibr đến Syria

Theo huanqiu, trong chiến dịch quân sự ở Syria, Quân đội Nga đã sử dụng vũ khí tác chiến điện tử để trinh sát và định vị các nhóm cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” và các lực lượng chống Chính phủ Syria, thông qua chế áp điện tử, chặn tín hiệu để tấn công và phá hủy mạng lưới liên lạc, đồng thời cung cấp môi trường tác chiến tương đối an toàn cho các cuộc không kích của máy bay chiến đấu.

Do tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” và phiến quân chống Chính phủ không có hệ thống vũ khí dẫn đường và radar tiên tiến, cơ sở hạ tầng liên lạc ở Syria cũng tương đối lạc hậu, nên Quân đội Nga chủ yếu tiến hành các cuộc tấn công điện tử vào mạng lưới thông tin.

Nhiều hệ thống tác chiến điện tử của Nga

Nhiều hệ thống tác chiến điện tử của Nga "phát uy" trên chiến trường Syria. Nguồn: Huanqiu.

Trong quá trình hoạt động, Quân đội Nga đã sử dụng các thiết bị như máy bay trinh sát điện tử Il-20, hệ thống chế áp thông tin Borisoglebsk 2 và hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 để tấn công hệ thống thông tin di động trong lãnh thổ Syria từ nhiều cấp độ khác nhau.

Đầu tiên, Nga điều động máy bay trinh sát điện tử Il-20 khởi động các thiết bị trinh sát và chế áp điện tử để giám sát các mục tiêu, sau đó sử dụng hệ thống chế áp điện tử trên không Khibiny để vô hiệu hóa radar của đối phương, tiếp theo sử dụng hệ thống chế áp thông tin Borisoglebsk 2 phối hợp với hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 thiết lập môi trường ngăn chặn tín hiệu và chế áp điện tử mạnh mẽ, từ đó cắt đứt sự kết nối và liên lạc của mạng lưới liên lạc đối phương.

Trong những năm gần đây, có rất ít báo cáo chính thức về vũ khí tác chiến điện tử của Nga. Đằng sau “bức màn bí ẩn” là sức mạnh ngày càng lớn của lực lượng tác chiến điện tử với nhiều “chiến thắng vô hình”. Một số chuyên gia cho rằng, quân đội Nga đang nỗ lực phát triển, cải tiến và triển khai các vũ khí tác chiến điện tử mới hơn, đồng thời tiếp tục cải thiện khả năng tác chiến điện tử để đối phó với hệ thống định vị toàn cầu GPS, radar, vệ tinh trinh sát quân sự và vệ tinh thông tin quân sự, thông qua chế áp điện từ, can thiệp điện tử để chiếm quyền chủ động trên chiến trường.

Trên chiến trường Syria, máy bay quân sự và các hoạt động quân sự của Nga thường được NATO theo dõi chặt chẽ. Để tránh bị phát hiện, Quân đội Nga đã triển khai các hệ thống tác chiến điện tử như Krasukha-4 trên mặt đất để cung cấp sự bảo vệ điện tử cho các hệ thống phòng không và căn cứ quân sự.

Krasukha-4 "nắm đấm thép" của lực lượng tác chiến điện tử Nga ở Syria. Nguồn: Huanqiu.

Năm 2015, trong chiến dịch giành lại tỉnh Hama của lực lượng chính phủ và dân quân Syria, để đẩy lùi cuộc phản công của lực lượng đối lập Syria ở thị trấn phía bắc tỉnh Hama, Nga đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 để hỗ trợ hàng chục máy bay chiến đấu tránh được sự trinh sát và giám sát của NATO, chi viện hiệu quả cho các hoạt động trên không, và dẫn đường cho tên lửa, pháo binh tấn công các mục tiêu của đối phương, gây tổn thất nặng nề cho phe đối lập Syria.

Về hệ thống chế áp điện tử trên không Khibiny, một số chuyên gia tin rằng, trong quá trình chiến đấu, hệ thống này được ví như là “lá chắn” điện tử, bảo vệ các máy bay chống lại radar trinh sát. Một hệ thống khác đó là hệ thống định vị radar thụ động Moskva-1, hệ thống này có các tính năng đặc biệt hơn. Nó không cần phải chủ động truyền tín hiệu, nhưng nó có thể thu được tín hiệu từ đối phương, điều này có nghĩa là nó “vô hình”.

Khi trang bị kỹ thuật của đối phương phát hiện và tiến hành định vị vô tuyến điện, Moskva-1 sẽ có thể dẫn đường cho hỏa lực mặt đất và tấn công mục tiêu đang đến. Điều đặc biệt quan trọng là sau khi triển khai hệ thống tác chiến điện tử Moskva-1, các hệ thống hỏa lực mặt đất khác không cần khởi động radar của chính nó và chỉ cần chờ lệnh của hệ thống Moskva-1, vì vậy nó cho phép gia tăng tính bất ngờ và độ chính xác của các cuộc tấn công.

Moskva-1 là một trong năm hệ thống tác chiến điện tử lợi hại nhất của Nga. Nguồn: Huanqiu.

Ngoài ra Nga còn sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Rtut-BM, President-S, trong đó hệ thống tác chiến điện tử Rtut-BM là hệ thống chuyên đối phó với tín hiệu dẫn đường vô tuyến điện cho đạn pháo. Hệ thống này sẽ làm sai lệch tín hiệu, từ đó bảo vệ các mục tiêu tránh khỏi sự tấn công của lực lượng pháo binh dẫn đường vô tuyến điện.

Các thiết bị tác chiến điện tử của Nga được sử dụng trên chiến trường Syria chủ yếu là loại phá vỡ các loại vũ khí có độ chính xác cao hoặc máy bay không người lái (UAV) của đối phương. Điều này không chỉ ngăn chặn đường thông tin liên lạc vô tuyến điện của các phần tử khủng bố, mà còn bảo đảm liên lạc thông suốt của các trung tâm truyền dữ liệu ở Idlib, Hama, Homs, Deir ez-Zor và Daraa.

 

Lực lượng tác chiến điện tử của Nga được thành lập và phát triển qua nhiều giai đoạn, ý tưởng đầu tiên về thiết bị tác chiến điện tử đã ra đời từ năm 1903, do Alexanderr Popov đưa ra. Ông đã giải thích ý tưởng của mình bằng cách thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến kết nối Varna-Sevastopol-Odessa, bao gồm trinh sát vô tuyến điện, chế áp vô tuyến điện, bảo vệ liên lạc vô tuyến điện chống trinh sát và chống chế áp.

Ý tưởng này được đưa vào thực tiễn trong Chiến tranh Nga-Nhật từ năm 1904 - 1905. Năm 1911, một nhà khoa học người Nga khác là Andreassey Petrovsky đã chứng minh cơ sở lý thuyết của việc thiết lập chế áp vô tuyến điện và bảo vệ thông tin vô tuyến điện, cơ sở lý luận này đã được thử nghiệm thực tế bởi Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Baltic.

Lực lượng tác chiến điện tử Nga làm Mỹ và NATO "ngao ngán". Nguồn: Huanqiu.

Trước khi Chiến tranh vệ quốc Liên Xô bùng nổ vào năm 1939, đài chế áp vô tuyến điện đầu tiên được tiến hành thử nghiệm, nguyên mẫu đài này hoạt động ở các dải sóng cực ngắn (Shtorm), sóng ngắn (Grom) và sóng trung bình (Shtorm-2). Tiểu đoàn tác chiến vô tuyến điện đã sử dụng các đài này và một số đài khác tiên tiến hơn, thành công nghe lén và chế áp đường thông tin vô tuyến điện Sư đoàn-Quân đoàn – Binh đoàn của Đức Quốc xã.

Từ năm 1956, các tiểu đoàn chế áp thông tin vô tuyến, radar và dẫn đường vô tuyến điện được tổ chức lại đồng thời được trang bị các thiết bị tiên tiến. Các thiết bị này được nghiên cứu phát triển trên cơ sở thống nhất kỹ thuật trong lĩnh vực chế áp vô tuyến điện. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thể hiện rõ vai trò của tác chiến điện tử và đã chứng minh rằng việc sử dụng thiết bị tác chiến điện tử có thể làm giảm tổn thất của không quân, hiệu quả của các hoạt động trên mặt đất phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của tác chiến điện tử.

Kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, mặc dù sự tan rã của Liên Xô đã tạo thành ảnh hưởng đến việc Nga tiếp tục nghiên cứu, chế tạo thiết bị tác chiến điện tử trong nước, nhưng việc phát triển thiết bị tác chiến điện tử thông tin của Nga vẫn chưa bao giờ dừng lại.

 

Sự phát triển của các công nghệ mới đã mang lại một số loại thiết bị tác chiến điện tử có tính chuyên nghiệp cao, trang thiết bị tác chiến điện tử của Nga có thể giải quyết 2 loại vấn đề: (1) Phá hủy hoặc cản trở tính định hướng mục tiêu của các loại vũ khí có độ chính xác cao của đối phương; (2) Đẩy lùi hoặc giảm thiểu tối đa khả năng tấn công của vũ khí có độ chính xác cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm