Quốc tế

Máy bay VTOL Nga yếu đuối hơn F-35B?

Công nghiệp quốc phòng Nga đang có kế hoạch phát triển chiến đấu cơ có cơ chế hoạt động tương tự F-35B.

Nga cho phép Iran bắn hạ máy bay của Israel ở Syria / Tranh cãi máy bay Nga tàng hình trước S-400 Thổ Nhĩ Kỳ

Quá trình phát triển tiêm kích có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) nằm trong chương trình vũ trang quốc gia và được thực hiện theo chỉ đạo từ Tổng thống Vladimir Putin, tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga. Đây sẽ là tương lai của các tàu sân bay Nga.

Hiện nay dự án đang trong giai đoạn thiết kế mô hình và các nguyên mẫu thử nghiệm, tập trung vào việc cho ra đời sản phẩm hoàn toàn mới, thay vì phát triển từ nền tảng các tiêm kích VTOL trong quá khứ như Yak-141. Phi cơ này có thể thay thế tiêm kích hạm Su-33 và MiG-29K trong biên chế hải quân Nga hiện nay, cũng như cạnh tranh với mẫu F-35B của Mỹ.

Tiêm kích F-35B.

Tiêm kích F-35B.

Theo Đại tá hải quân Nga Konstantin Sivkov, mẫu VTOL mới có thể chiếm vị trí quan trọng đối với ngành hàng không quân sự Nga nói chung, thay vì chỉ giới hạn trong biên chế hải quân Nga.

"Vấn đề chính của tiêm kích hiện nay là đòi hỏi đường băng dài và có chất lượng tốt. Các sân bay đạt tiêu chuẩn như vậy có số lượng rất ít, dễ bị tiêu diệt trong đòn đánh phủ đầu. Những chiếc tiêm kích VTOL có thể được phân tán và cất cánh từ đường băng dã chiến, duy trì khả năng chiến đấu trong nhiều tình huống", vị đại tá Nga nói.

Dù không tuyên bố tiêm kích VTOL mới sẽ được phát triển từ nguyên mẫu Yak-141 nhưng cơ hội cho tiêm kích thời Liên xô với những thay đổi mới tái sinh là rất cao. Khả năng này là hoàn toàn có thể bởi hồi giữa năm 2017, chính ông Sivkov từng tuyên bố, Nga đang có kế hoạch hồi sinh dự án Yak-141.

Thông tin này được ông Sivkov nói khi tham dự Triển lãm MAKS-2017, Hải quân Nga cần phát triển tàu sân bay mới, có máy bay VTOL đi kèm. Được biết, Yak-141 là loại máy bay siêu thanh đa năng có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng. Máy bay có thể đảm nhận các nhiệm vụ chiến đấu tầm gần và đánh chặn các mục tiêu trên không.

 

Ngoài ra, Yak-141 còn được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Không những vậy, Yak-141 còn là phương án thay thế cho các máy bay chiến đấu Yak-38 thời bấy giờ đang được trang bị cho tàu sân bay Minsk và Kiev. Không chỉ có kế hoạch cho Hải quân, Liên Xô còn muốn đưa Yak-141 vào trang bị cho cả lực lượng Không quân.

Điểm nổi bật của mẫu máy bay mới là có tốc độ siêu thanh và khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí nhờ hệ thống radar mạnh hơn và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, Yak-141 vẫn gặp phải những vấn đề về động cơ như những mẫu trước đó.

Thực tế là các nhà thiết kế chỉ cố gắng khắc phục các nhược điểm của các mẫu trước đó đối với động cơ nâng. Yak-141 được trang bị hệ thống điều khiển số hóa điện tử. Ngoài ra, việc thay đổi thiết kế phần động cơ nâng-đẩy phía sau R-79 cũng giúp tăng khả năng cơ động cho máy bay.

Thế nhưng, sự tan rã của Liên Xô và một tai nạn của mẫu thử nghiệm Yak-141 cũng như tư tưởng không ưa các mẫu máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng của giới quân sự vào đầu những năm 1990 đã khiến dự án Yak-141 bị hủy bỏ.

Theo truyền thông Mỹ, nếu khôi phục lại dự án máy bay Yak-141, đây sẽ là sai lầm lớn của Nga. Bởi dù sở hữu những công nghệ hiện đại nhưng bán kính chiến đấu của dòng máy bay này quá ngắn, đặc biệt là sự hạn chế về tải trọng vũ khí quá ít không thích hợp cho cuộc chiến cường độ cao trong chiến tranh hiện đại.

 

Cụ thể, tải trọng vũ khí tối đa 1 chiếc Yak-141 có thể mang theo chỉ vẻn vẹn 3 tấn, số vũ khí này còn ít hơn cả trên F-35B của người Mỹ vốn luôn bị chỉ trích vì yếu đuối. Ngoài ra, số vũ khí Yak-141 mang được chỉ bằng 1/2 của chiếc Su-33 đã bị Nga lên kế hoạch thay thế. Vì vậy, dự án khôi phục lại Yak-141 sẽ không hề dễ dàng như tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm