Quốc tế

Kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân trên thế giới đang giảm dần?

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang giảm dần nhờ những nỗ lực của Nga và Mỹ, song các quốc gia vẫn tiếp tục hiện đại hóa số vũ khí này.

Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân? / Phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật: Cuộc đua đầy mạo hiểm của Nga và Mỹ

Các chuyên gia của SIPRI, một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới, mới công bố báo cáo thường niên, trong đó tiết lộ tính đến đầu năm 2020, 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có khoảng 13,4 nghìn đầu đạn hạt nhân. Con số này ít hơn so với thời điểm đầu năm 2019, khi các quốc gia thuộc “câu lạc bộ hạt nhân” có gần 13,9 nghìn đầu đạn hạt nhân.

Kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân trên thế giới đang giảm dần?
Vụ thử nghiệm phóng tên lửa Trident II D5 của Mỹ từ tàu ngầm ngoài khơi California. (Ảnh: U.S. Navy)

Theo SIPRI, dù Nga và Mỹ đang thu hẹp kho vũ khí hạt nhân chiến lược của họ theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START), 5 nước được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân “hợp pháp” (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) đều phát triển những hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân mới hoặc từng tuyên bố sẽ làm như vậy, đồng thời có ý định duy trì kho vũ khí vô thời hạn.

“Nhìn chung, kho vũ khí hạt nhân trên thế giới đang tiếp tục giảm dần. Trước hết, kết quả này là do Mỹ và Nga đang loại bỏ dần đầu đạn hạt nhân ra khỏi biên chế trực chiến. Đồng thời, hai cường quốc hạt nhân này cũng đang triển khai những chương trình đắt giá để thay thế và hiện đại hóa đầu đạn hạt nhân, hệ thống các loại tên lửa, máy bay mang đầu đạn hạt nhân, cũng như các cơ sở sản xuất loại vũ khí này”, báo cáo cho biết.

Ngoài ra, các nhà nhà phân tích cho rằng kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia khác nhỏ hơn đáng kể so với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, tất cả những nước này đều bắt đầu phát triển hoặc triển khai các hệ thống mới để mang phóng vũ khí hạt nhân, hoặc công bố ý định triển khai việc này.

Theo nhận định của các chuyên gia, tại Trung Quốc đang ở giai đoạn giữa của việc “hiện đại hóa và mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân”.

“Ấn Độ và Pakistan cũng được cho là đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Triều Tiên tiếp tục dành sự ưu tiên đặc biệt cho chương trình hạt nhân quân sự như là yếu tố trung tâm trong chiến lược an ninh quốc gia. Mặc dù vào năm 2019, Bình Nhưỡng tuyên bố đã tuân thủ lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân và phương tiện mạng phóng tên lửa đạn đạo tầm xa do chính nước này đặt ra”, các chuyên gia cho biết.

 

SIPRI là một tổ chức giám sát các hoạt động mua bán vũ khí và chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới có trụ sở tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Viện nghiên cứu này thường xuyên đưa ra các báo cáo thường niên về tất cả các hạng mục trong lĩnh vực quốc phòng thế giới.

Trước đó, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea tuyên bố, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc xem xét lại quyết định không tham gia đàm phán ba bên với Nga về ổn định chiến lược.

“Trung Quốc không có ý định tham gia các cuộc đàm phán ba bên với Mỹ và Nga về vũ khí hạt nhân”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cho biết trước đó.

Mới đây, hôm 8/6, truyền thông dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vòng đàm phán mới về kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moscow sẽ được tổ chức tại Vienna (Áo) vào ngày 22/6. Theo đó, đây là cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí đầu tiên giữa ông Billingslea và người đồng cấp Nga. Sự kiện được giới phân tích dự báo là trong đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có lập trường mềm dẻo hơn về vấn đề gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm