Quốc tế

Mỹ nâng cấp vũ khí, biến “chim ăn thịt” F-22 thành “sát thủ đáng gờm”

Với các loại vũ khí mới, F-22 sẽ trở trành “sát thủ đáng gờm” trong chiến đấu, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng.

Đơn giản và tin cậy: Nga công bố vũ khí mới chuyên diệt F-16 / Iraq quyết mua S-400 sau vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ

Cơ động hơn và ứng phó tốt hơn

Không quân Mỹ và Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin đang phát triển một số loại vũ khí mới có thể tích hợp trên máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor, nhằm trang bị cho tiêm kích này công nghệ tấn công chính xác có tầm xa hơn, nhắm tới mục tiêu rộng lớn hơn và chia sẻ dữ liệu tốt hơn.

Hai vũ khí mới, đã được thử nghiệm và phát triển trong 1 vài năm qua là biến thể tiên tiến của các loại vũ khí hiện có, gồm tên lửa không đối không AIM-9X và AIM 120-D. Phiên bản nâng cấp của mỗi loại tên lửa này dự kiến sẽ được vận hành sớm nhất là vào năm 2021. AIM-9X mới sẽ có tầm bắn xa hơn và khả năng bao quát mục tiêu rộng lớn hơn. Các nhà phát triển của Lockheed đã bổ sung khả năng nhắm mục tiêu với góc lệch lớn (off-boresight) cho phép phi công tấn công kẻ thù từ nhiều góc độ mới.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Đây là tên lửa rất linh hoạt với đầu dò được cải tiến, tầm tác chiến tốt hơn. Bạn có thể bắn qua vai (ám chỉ bắn mục tiêu ở sau lưng). Nếu máy bay đối phương bay phía sau tôi trong một cuộc không chiến tầm ngắn, tôi vẫn có thể nhắm bắn máy bay của họ”, ông Ken Merchant, Phó Chủ tịch tập đoàn Lockheed cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà phát triển tên lửa Raytheon AIM-9X cho biết phiên bản nâng cấp Block 2 của tên lửa này bổ sung thêm 1 ngòi nổ đã được đã được hiệu chỉnh và 1 thiết bị khởi động kỹ thuật số, giúp tăng khả năng đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển, lắp đặt dưới mặt đất và trong khi máy bay đang bay. Block 2 cũng có các thiết bị điện tử tiên tiến cho phép cải thiện đáng kể các tính năng, trong đó có tính năng “khóa mục tiêu sau khi phóng”.

Một khía cạnh khác của việc nâng cấp là trang bị cho tiêm kích F-22 tên lửa AIM-120D – tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM), được thiết kế để tấn công cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Đây là tên lửa “bắn và quên” với radar dẫn đường chủ động, dữ liệu của tập đoàn Raytheon cho biết.

AIM-120D cải tiến hơn so với các tên lửa tiền nhiệm của AMRAAM, được nâng cấp phạm vi tấn công, điều hướng GPS, các đơn vị đo lường quán tính và liên kết dữ liệu 2 chiều.

“AIM-120D mới sử dụng công cụ tìm kiếm tốt hơn, cơ động hơn với các biện pháp đối phó tốt hơn”, theo ông Merchant.

 

Các nhà phát triển cho biết, trong bối cảnh không quân Mỹ và tập đoàn Lockheed Martin thúc đẩy tìm kiếm những loại vũ khí nhằm mở rộng và tăng cường năng lực của F-22, việc nâng cấp phần mềm và các cảm biến bên trong máy bay cũng rất cần thiết nhằm đối phó với những mối đe dọa phát sinh trong tương lai. Để thực hiện điều này, không quân Mỹ sẽ soạn thảo một loạt yêu cầu đối với các cảm biến mới của F-22.

Khả năng sát thương của F-22 cũng đang được cải thiện khá nhiều thông qua việc tích hợp mạng liên kết dữ liệu chiến thuật quân sự Link-16 hai chiều, nhằm tăng cường việc chia sẽ dữ liệu giữa các máy bay, giúp F-22 phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trên không dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhờ sở hữu khả năng kỹ thuật số giúp truyền tải thông tin nhanh chóng, F-22 sẽ giảm bớt được những rủi ro liên quan đến việc thông tin liên lạc bị đánh cắp hoặc bị tấn công.

VOV.VN - Video ghi lại cảnh lực lượng Không quân Mỹ tiếp nhiên liệu cho tiêm kích F-22 Raptor giữa thời tiết giá lạnh trong cuộc tập trận Emerald Warrior.

Công nghệ mới của F-22

Những chiếc F-22 mới nhất sở hữu hệ thống radar có khẩu độ tổng hợp (SAR), sử dụng tín hiệu điện từ để ghi nhận hình ảnh hoặc kết xuất địa hình bên dưới, cho phép xác định mục tiêu tốt hơn.

Công nghệ SAR gửi tín hiệu điện từ xuống mặt đất, sau đó phân tích tín hiệu quay trở lại để tính toán đường viền, khoảng cách và đặc điểm của địa hình bên dưới.

 

F-22 còn nổi tiếng với công nghệ “siêu hành trình” cho phép máy bay chiến đấu này đạt tốc độ Mach 1.5, giúp nó di chuyển nhanh hơn và xa hơn, sử dụng ít nhiên liệu hơn, rất cần thiết cho nhiệm vụ chiến đấu.

Tiêm kích nàyđược trang bị khẩu pháo cỡ nòng 20 mm, có khả năng mang chở và khai hỏa tất cả các loại vũ khí đất đối không và không đối không, các loại bom dẫn đường chính xác như GBU 32 và GBU 39. Tiêm kích này cũng sử dụng bộ tiếp nhận cảnh báo radar – có thể nhận diện các máy bay chiến đấu của kẻ thù, ngay cả những máy bay có hình dạng giống F-35.

F-22Raptordài18,9m,cao5,10m, có sải cánh 13,6m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn, được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F119-PW-100 có buồng đốt phụ và vòi phun định hướng đẩy 2 chiều.

F-22Raptorđược ra mắt vào tháng 12/2005. Tiêm kích này đã thực hiện một số cuộc tấn công đầu tiên do Mỹ dẫn đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq vad Syria vào năm 2014. Sau đó, F-22 bắt đầu chuyển sang nhiệm vụ hỗ trợ các cuộc tấn công trên mặt đất.

Vì không quân Mỹ có kế hoạch duy trì hoạt động của F-22 đến những năm 2060, do đó việc nâng cấp vũ khí được lập trình để xây dựng nền tảng kỹ thuật cần thiết, giúp F-22 có thể mang được các loại tên lửa đất đối không thế hệ mới trong những năm tới.

 

“Mục đích của chúng tôi là đảm bảo rằng chúng tôi sẽ nhận biết sớm nhất, tấn công sớm nhất và tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng nhất”, ông Merchant nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm